Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đặc sắc văn hóa xứ Mường tại "Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình"

PV - 15:09, 30/09/2019

Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2019 với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh Hòa Bình được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân; tạo không gian để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, người dân giới thiệu những sản phẩm mới, xúc tiến đầu tư, phát triển về thương mại, du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch "Hòa Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện".

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội đường phố mang tên "Sắc màu Hòa Bình"; trình diễn nghệ thuật Chiêng Mường với chủ đề "Hòa Bình – Âm vang nguồn cội"; cuộc thi "Người đẹp xứ Mường"; trưng bày, trình diễn di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; liên hoan ẩm thực và giới thiệu sản vật Hòa Bình; liên hoan trình diễn nghệ thuật truyền thống các dân tộc tỉnh Hòa Bình; hội thảo phát triển sản phẩm du lịch Hòa Bình...

Cùng với đó, một số chương trình kết hợp du lịch địa phương cũng sẽ được tổ chức như: Chương trình giới thiệu di sản khoa học tại Công viên di sản các nhà khoa học huyện Cao Phong; chương trình "Tìm về bản sắc văn hóa các dân tộc" tổ chức tại huyện Tân Lạc...

Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình 2019 hứa hẹn sẽ mang đến du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị và hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.