Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Đại Từ (Thái Nguyên): Hiến đất làm đường - Phong trào lan tỏa từ một Nghị quyết

Thùy Như- Dương Hinh - 10:48, 22/11/2023

Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 8 dân tộc anh em cùng chung sống (Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái). Tại Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Mở rộng các tuyến đường thôn/xóm từ 3m lên thành 6m giai đoạn 2023-2025 là một trong những mục tiêu đột phá nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương.

Ông Dương Quốc Bảo, Bí thư Chi bộ xóm Trại Cọ, xã Mỹ Yên (Đại Từ) đã hiến gần 300m2 để mở rộng đường
Ông Dương Quốc Bảo, Bí thư Chi bộ xóm Trại Cọ, xã Mỹ Yên (Đại Từ) đã hiến gần 300m2 để mở rộng đường

“Tinh thần người đảng viên dẫn đầu”

Trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng” việc vận động người dân hiến đất để làm đường và các công trình phúc lợi khác không phải là chuyện dễ làm. Thế nhưng, huyện Đại Từ lại có “lối đi riêng”, tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, lấy tinh thần của người đảng viên đi trước dẫn đầu.

Ông Dương Quốc Bảo, Bí thư Chi bộ xóm Trại Cọ, xã Mỹ Yên là một điển hình cho phong trào này, ông chia sẻ: “Gia đình tôi đã hiến gần 300m2 để mở rộng đường và chủ động phá bỏ hàng rào, tài sản trên đất trước để nhân dân thấy đảng viên đã làm rồi sẽ sẵn sàng cùng làm với Đảng, Nhà nước để có con đường rộng rãi”. Từ đây, 120 hộ dân của 3 xóm đã cùng hiến đất hơn 4.000m2 đất để mở rộng đường liên thôn từ 3m2 rộng thành 6m2.

Sau khi được người dân tự nguyện hiến đất, các tổ công tác triển khai giải phóng mặt mặt để đơn vị thi công làm đường
Sau khi được người dân tự nguyện hiến đất, các tổ công tác triển khai giải phóng mặt mặt để đơn vị thi công làm đường

Từ việc hiến đất của gia đình ông Bảo, người dân thấy được đây là một chủ trương đúng đắn của huyện Đại Từ nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm đảm bảo giao thông nông thôn được thuận lợi, diện mạo bộ mặt nông thôn miền núi sạch đẹp, xa hơn nữa tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế nông hộ hướng tới phát triển toàn diện…

Bà Chu Thị Nhì, Bí thư Đảng uỷ xã Mỹ Yên cho biết: Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, chúng tôi phân công mỗi đảng viên phụ trách 10 hộ gia đình. Chi bộ nhiều đảng viên phụ trách ít hộ hơn. Chi bộ ít đảng viên phụ trách nhiều hộ hơn. Đặc biệt, chúng tôi quán triệt gia đình đảng viên và người thân, con cháu mình phải đi trước, gương mẫu làm trước, sau đó tới làng xóm.

Tuyến đường thôn/xóm được nâng cấp, mở rộng từ 3m thành 6m sạch đẹp là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN
Tuyến đường thôn/xóm được nâng cấp, mở rộng từ 3m thành 6m sạch đẹp là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN

Việc người dân đồng thuận chủ trương hiến đất “mở rộng đường xóm 6m” theo tinh thần Nghị quyết 07 của Huyện ủy Đại Từ, xuất phát điểm từ xã Mỹ Yên và lan toả ra toàn huyện trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp từ cán bộ, đảng viên, người dân ngày càng được người dân sôi nổi ủng hộ, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu của huyện và của tỉnh.

Đưa Nghị Quyết đi vào cuộc sống

Theo ghi nhận của phóng viên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông cứng hóa, rộng từ 3-3,5m. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, rộng rãi và sạch đẹp hơn, Huyện uỷ Đại Từ đã ban hành Nghị quyết số 07 về thực hiện phong trào “Mở rộng đường xóm 6m” giai đoạn 2023-2025.

Theo ông Phạm Duy Hùng, Bí thư Huyện uỷ Đại Từ, huyện có hai mục tiêu quan trọng trước mắt là về đích nông thôn mới vào năm 2024 và cơ bản đạt các tiêu chí thị xã vào năm 2025, hướng tới trở thành thị xã vào năm 2030. Huyện xác định phải về đích nông thôn mới trước 1 năm để có thêm thời gian hoàn thiện các tiêu chí trở thành thị xã.

Đến thời điểm hiện tại, Đại Từ đã cơ bản đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới và đang lập hồ sơ để cấp trên thẩm định. Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, mục tiêu trở thành thị xã, trong đó hạ tầng giao thông phải đầu tư đồng bộ, từ điểm sáng tại xã Văn Yên, huyện đã triển khai Nghị quyết 07, mở rộng đường xóm 6m.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, huyện phát động phong trào thi đua cao điểm rộng khắp trong toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đến thứ Bảy tuần đầu tiên của tháng, 29 tổ công tác của huyện về 29 xã, thị trấn để cùng nhân dân lao động, mở đường, xây dựng hạ tầng, tuyên truyền vận động nhân dân để hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu đến hết năm 2024 có trên 50% chiều dài các tuyến đường xóm, liên xóm được mở rộng 6m và đến hết năm 2025 là trên 90%, ông Hùng khẳng định.

Đã trở thành thông lệ, cứ đến thứ Bảy tuần đầu tiên của tháng, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cùng nhau dọn vệ sinh, thu gom rác, nạo vét, khơi thông kênh mương
Đã trở thành thông lệ, cứ đến thứ Bảy tuần đầu tiên của tháng, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cùng nhau dọn vệ sinh, thu gom rác, nạo vét, khơi thông kênh mương

Đã trở thành thông lệ, cứ đến thứ Bảy tuần đầu tiên của tháng, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện Đại Từ cùng nhau ra quân xây dựng nông thôn mới với các công việc như trồng cây xanh, dọn vệ sinh, thu gom rác, nạo vét, khơi thông kênh mương... Đặc biệt là vận động người dân hiến đất, cùng nhau lao động giải phóng mặt bằng để mở rộng đường xóm từ 3m lên 6m. Từ đầu năm đến nay, các đợt ra quân trên toàn huyện đã huy động được trên 113.000 lượt người tham gia. Thành quả nổi bật là trồng được 23.000 cây xanh; trồng và chăm sóc được 60 km đường hoa, cây cảnh; dọn vệ sinh, thu gom rác, chỉnh trang trên 1.000 km đường giao thông và các điểm sinh hoạt công cộng; vệ sinh, nạo vét, khơi thông 174 km kênh mương.

Với cách làm hay của Đại Từ đã tạo thành phong trào và là điểm sáng, góp phần vào sự thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đề ra.

Đối với việc mở rộng đường xóm 6m, đến nay, toàn huyện đã giải phóng mặt bằng để chuẩn bị thi công mở rộng đường 47,25km, thi công phần nền đường được 22,3 km, thi công mặt đường được 10,62km. Nhân dân đã hiến trên 72.500m2 đất. Ước tổng giá trị công trình, tài sản trên đất đã hiến trên 17 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.