Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêng Ê Đê

Lê Hường - 17:00, 19/05/2023

Ngày 19/5, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêng Ê Đê năm 2023. Sau 5 ngày tổ chức, 15 học viên là các nghệ nhân tham gia lớp học đã được trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Tham dự Lễ bế giảng có Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu.

Các học viên lớp chỉnh chiêng trình diễn các bài chiêng từ những bộ chiêng do chính mình chỉnh
Các học viên lớp chỉnh chiêng trình diễn các bài chiêng từ những bộ chiêng do chính mình chỉnh

Đây là lần thứ 3 Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức lớp học chỉnh chiêng cho các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh.

Tại Lễ bế giảng các học viên trình diễn 2 bài chiêng từ bộ chiêng mà họ đã được học chỉnh trở thành một bộ chiêng chuẩn âm. Đó là bài: Ching ngăn và bài chiêng kết hợp ching ngăn và Ay ray.

Các đại biểu và nghệ nhân tham gia Lễ Bế giảng
Các đại biểu và nghệ nhân tham dự Lễ Bế giảng

Các học viên tham gia lớp học là những nghệ nhân giỏi đến từ các huyện, trong đó có 2 Nghệ nhân Ưu tú. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, 15 học viên đã có quá trình học tập nghiêm túc trong 5 ngày. Với sự tâm huyết, các học viên đã học các kỹ năng để chỉnh âm cho chiêng được đúng và chuẩn nhất. Ngoài 2 bộ chiêng của Ban Tổ chức chuẩn bị, thì các học viên cũng huy động thêm 3 bộ chiêng nữa để việc học chỉnh chiêng được thuận lợi.

Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu trao Giấy chứng nhận cho các học viên
Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu trao Giấy chứng nhận cho các học viên

Truyền dạy chỉnh chiêng là một phần quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các học viên tham gia lớp học sẽ là nguồn lực đáng quý để các nghệ nhân tiếp tục trao truyền cho các thế hệ tiếp theo tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phát huy giá trị kiến trúc nhà sàn của người Tày - Nùng ở Cao Bằng

Phát huy giá trị kiến trúc nhà sàn của người Tày - Nùng ở Cao Bằng

So với nhà sàn của một số dân tộc khác, nhà sàn của người Tày - Nùng ở Cao Bằng có nét độc đáo và mang vẻ đẹp, đặc trưng riêng. Bởi vậy, việc gìn giữ, bảo tồn nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày - Nùng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế du lịch, qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống thu nhập của đồng bào.