Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đắk Lắk: Bế mạc và trao Giấy chứng nhận cho 20 học viên học hát kể khan

Lê Hường - 14:44, 10/10/2023

Ngày 10/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế mạc Khóa học diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại phát biểu tại lễ bế mạc
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại phát biểu tại Lễ bế mạc

Khóa học gồm 20 thanh niên đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn 5 buôn Hra A, buôn Knia, buôn Pơr, buôn Phơng, buôn Triă thuộc xã Ea Tul. Khóa học nằm trong nội dung triển khai Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 03/02/2022 của UBND tỉnh về Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân về việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật, bản sắc dân tộc. Đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc phát huy giá trị văn hóa kể khan trong đồng bào dân tộc Ê Đê.

Nghệ nhân xã Ea Tul biểu diễn hết kể sử th
Nghệ nhân xã Ea Tul biểu diễn hết kể sử thi

Trong thời gian diễn ra khóa học (bắt đầu từ 22/6), các nghệ nhân truyền dạy đã cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghệ thuật diễn xướng hát kể Khan (sử thi) như việc ca ngợi, tôn vinh những người có công với cộng đồng buôn làng; đề cao sự sáng tạo, sự mưu trí, tài giỏi của người anh hùng trong sử thi; ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; đề cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; nâng cao cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn sức mạnh tâm hồn cao cả...

Sau hơn 3 tháng, với sự tận tâm của các nghệ nhân truyền dạy và tinh thần trách nhiệm cao, thái độ học tập nghiêm túc của học viên, khóa học thực hiện bảo đảm nội dung, đạt kết quả khả quan. Các học viên đã nắm được nội dung, hiểu được ý nghĩa và diễn xướng một số đoạn sử thi đã học.

Học viên trình diễn hát kể đoạn sử thi đã học tại lễ bế mạc
Học viên trình diễn hát kể đoạn sử thi đã học tại lễ bế mạc

Phát biểu tại Lễ Bế mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại thông tin một số kết quả đạt được về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống. Theo đó, đến nay toàn tỉnh đã cấp hơn 170 bộ chiêng, khoảng 700 bộ trang phục truyền thống cho đội chiêng tiêu biểu ở các buôn đồng bào DTTS; tổ chức 130 lớp truyền dạy đánh chiêng; phục dựng hơn 140 nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với cồng chiêng.

Hiện nay, tỉnh có 3 Di sản được Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gồm: Khan (sử thi) của người Ê Đê, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’nông; Ngữ văn dân gian Lời nói vẫn của người Ê Đê. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có 41 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú là nghệ nhân hát kể sử thi.

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho học viên tham gia khóa học
Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho học viên tham gia khóa học

“Tôi mong rằng các học viên khóa học này sẽ là những hạt giống để cùng các nghệ nhân tại địa phương là lực lượng nòng cốt giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Sử thi nói riêng và văn hóa tuyền thống của dân tộc nói chung; tích cực tham gia giao lưu, biểu diễn Cồng chiêng trong các dịp nghi lễ - lễ hội cộng đồng buôn làng,các sự kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần”, ông Đại nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao Giấy chứng nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho 20 học viên tham gia khóa học.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.