Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Đắk Lắk: Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú

Lê Hường - 11:53, 16/12/2022

Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh phát biểu tại buổi lễ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh phát biểu tại buổi lễ

Tham dự Lễ công bố có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Thái Hồng Hà; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và Nghệ nhân Ưu tú, thân nhân Nghệ nhân Ưu tú trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, năm 2022 Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, gồm Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk và Di sản về Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê Đê tại huyện Cư M’gar. Theo quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về phong tặng và truy tặng Nghệ nhân Ưu tú cho 547 cá nhân trong cả nước có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm, bảo tồn và truyền dạy văn hóa, nắm giữ loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó Đắk Lắk có 20 nghệ nhân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Hồng Hà trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho đại diện 2 huyện
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Hồng Hà trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho đại diện 2 huyện

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh nhấn mạnh: Di sản văn hóa là sự hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống được đúc kết từ ngàn đời của một vùng đất, một dân tộc và của toàn nhân loại. Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cốt lõi của bản sắc dân tộc.

Việc Đắk Lắk dược đón nhận thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là nguồn động lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt, Đắk Lắk có thêm 17 nghệ nhân được phong tặng và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nhà nước Nghệ nhân Ưu tú là niềm vinh dự, tự hào của các nghệ nhân. Việc tổ chức lễ trao trao tặng, truy tặng nhằm tôn vinh các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

 Các nghệ nhân được công nhận Nghệ nhân Ưu tú tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Các nghệ nhân được công nhận Nghệ nhân Ưu tú tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk bày tỏ mong muốn các nghệ nhân tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Đắk Lắk. Đề nghị các sở, ban, ngành địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.

Một số hình ảnh tại buổi lễ

Các Nghệ nhân Ưu tú và thân nhân Nghệ nhân Ưu tú tham dự buổi lễ
Các Nghệ nhân Ưu tú và thân nhân Nghệ nhân Ưu tú tham dự buổi lễ
Các nghệ nhân được công nhận Nghệ nhân Ưu tú tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Các nghệ nhân được công nhận Nghệ nhân Ưu tú tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Thân nhân của 3 nghệ nhân được truy tặng dân hiệu Nghệ nhân Ưu tú
Thân nhân của 3 nghệ nhân được truy tặng dân hiệu Nghệ nhân Ưu tú
Tiết mục văn nghệ chào mừng
Tiết mục văn nghệ chào mừng
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.