Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Đắk Lắk: Phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê

Lê Hường - 08:36, 27/08/2024

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc, UBND xã Ea Yông tổ chức phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê. Thông qua Lễ cúng bến nước, nhằm khơi dậy lòng tự hào, ý thức giữ gìn văn hoá của cộng đồng; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của cán bộ và Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, cũng như cần trân quý bảo vệ nguồn nước.

Thầy cúng sắp xếp lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng đầu tiên tại nhà cộng đồng của buôn
Thầy cúng sắp xếp lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng đầu tiên tại nhà cộng đồng của buôn

Lễ cúng bến nước của người Ê Đê được thực hiện tại buôn Ea Yông A, xã Ea Yông, nơi có đông đồng bào dân tộc Ê Đê sinh sống. Theo thầy cúng Y Hơ Êban, Lễ cúng  bến nước được thực hiện với các nghi thức chính: cúng tổ tiên, cúng bến nước, cúng thần đất của buôn, cúng tạ ơn trên đường xin nước từ bến về nhà cộng đồng, cúng sức khỏe cho chủ nhà (đại diện là già làng).

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận tại Lễ phục dựng cúng bến nước của người Ê Đê:

Lễ vật cúng tổ tiên gồm 1 chóe rượu cần, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi nếp
Lễ vật cúng tổ tiên gồm 1 chóe rượu cần, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi nếp
Bà con buôn làng uống rượu cần sau khi nghi thức cúng đầu tiên (cúng tổ tiên)
Bà con buôn làng uống rượu cần sau khi nghi thức cúng đầu tiên (cúng tổ tiên)
Đội múa khiên dẫn đoàn nghi lễ ra bến nước
Đội múa khiên dẫn đoàn nghi lễ ra bến nước
Đoàn nghi lễ mang các lễ vật theo thầy cúng ra bến nước thực hiện nghi thức
Đoàn nghi lễ mang các lễ vật theo thầy cúng ra bến nước thực hiện nghi thức
Đội múa khiên thực hiện các động tác theo truyền thống bảo vệ nguồn nước
Đội múa khiên thực hiện các động tác theo truyền thống bảo vệ nguồn nước
Thấy cúng sắp xếp lễ vật cúng bến nước gồm 1 con heo, rượu cần và 1 đĩa xôi nếp
Thấy cúng sắp xếp lễ vật cúng bến nước gồm 1 con heo, rượu cần và 1 đĩa xôi nếp
Nghi thức bôi máu con vật hiến tế lên ống tre dẫn nước mời thần linh nhận lễ vật của buôn làng
Nghi thức bôi máu con vật hiến tế lên ống tre dẫn nước mời thần linh nhận lễ vật của buôn làng
Thầy cúng đọc lời khấn tại bến nước trước sự chứng kiến của bà con và du khách
Thầy cúng đọc lời khấn tại bến nước trước sự chứng kiến của bà con và du khách
Thiếu nữ lấy những bầu nước mát lành mang về buôn
Thiếu nữ lấy những bầu nước mát lành mang về buôn
Nghi thức cúng tạ ơn trên đường xin nước từ bến về nhà cộng đồng thể hiện tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” của người Ê Đê.
Nghi thức cúng tạ ơn trên đường xin nước từ bến về nhà cộng đồng thể hiện tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” của người Ê Đê
Nghi thức cúng thần đất của buôn cầu mong buôn làng bình yên, mùa mang tươi tốt
Nghi thức cúng thần đất của buôn cầu mong buôn làng bình yên, mùa màng tươi tốt
Nghi thức cúng sức khỏe chủ nhà (già làng là người đại diện buôn), lễ vật gồm 1 con gà sống và 1 chóe rượu cần.
Nghi thức cúng sức khỏe chủ nhà (già làng là người đại diện buôn), lễ vật gồm 1 con gà sống và 1 chóe rượu cần

Phục dựng Lễ cúng bến nước của người Êđê tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắc là một trong những nội dung nhằm thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, giai đoạn 2022 - 2025.

Tin cùng chuyên mục
Trưởng thôn Ma Seo Chứ - Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Trưởng thôn Ma Seo Chứ - Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân bản. Đặc biệt, trong đợt mưa lũ vừa qua, với tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết đoán của mình, anh Chứ đã vận động 17 hộ dân trong thôn đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm tới nơi an toàn, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho bà con.