Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Anh Đức - 08:22, 20/04/2024

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.


Trong quý I/2024, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động tín dụng chính sách, tăng cường công tác giải ngân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

Theo Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 13.958 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, tổng số tiền cho vay 671,3 tỷ đồng (tăng hơn 239 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023). Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh hiện đạt 7.536,3 tỷ đồng, tăng 180,4 tỷ đồng so với cuối năm 2023 với 167.787 khách hàng còn dư nợ.

Ông Đào Thái Hòa, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh Đắk Lắk báo cáo tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.

Một số chương trình có dư nợ cho vay lớn như: cho vay chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo 3.847,7 tỷ đồng (51% tổng dư nợ, tăng 71,4 tỷ đồng so với cuối năm 2023); cho vay giải quyết việc làm và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định 61/NĐ-CP và Nghị định 74/NĐ-CP: 1.169, 2 tỷ đồng (15,5% tổng dư nợ, tăng 61,4 tỷ đồng); cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hơn 988 tỷ đồng (13,11% tổng dư nợ, tăng 15,6 tỷ đồng so với cuối năm 2023). Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh 0,12% tổng dư nợ (đạt mục tiêu nghị quyết đề ra là duy trì dưới 0,2%).

Ông Đặng Thái Hoà, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk báo cáo tại Phiên họp
Ông Đào Thái Hoà, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk báo cáo tại Phiên họp

Theo đánh giá của Ban đại diện HĐQT tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: công tác huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân để tạo thêm nguồn vốn cho vay còn khó khăn, chưa ổn định; một số địa phương chưa chuyển đủ nguồn vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH để cho vay…

Tính hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 13.958 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Tính hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 13.958 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Về nhiệm vụ trong quý II và cả năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà đề nghị Ban đại diện, Ngân hàng CSXH tỉnh và các ngành, đoàn thể đánh giá cụ thể hiệu quả nguồn vốn cho vay, nâng tầm hoạt động công tác tín dụng chính sách và thực hiện tốt chính sách cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đồng thời, rà soát, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 39-CT/TU, ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch 186/KH-UBND của UBND tỉnh về về công tác tín dụng chính sách xã hội; tiếp tục giữ vững và duy trì chất lượng tín dụng một cách ổn định, bền vững; chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra hoạt động cho vay ủy thác của các hội, đoàn thể…

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.