Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đánh thức giá trị những trò chơi dân gian

Hồng Phúc - 15:31, 28/10/2019

Mỗi điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đều thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc độc đáo, phong phú, trong đó có những môn thể thao, trò chơi dân gian gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động thu hút, hấp dẫn du khách khi đến với các điểm DLCĐ qua các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc hiện vẫn còn rất ít ỏi.

Thế mạnh của trò chơi dân gian vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Thế mạnh của trò chơi dân gian vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Nước ta hiện có 53 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều sở hữu những trò chơi dân gian, những môn thể thao đặc sắc đã có từ lâu đời, như: Trò chơi “tó mắc lẹ”, đẩy gậy, nhảy dây, ném còn của người Thái; đi cà kheo, đánh mảng, bắn nỏ của người Mông… Những trò chơi dân gian này có vai trò quan trọng trong đời sống, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khéo léo và sức chịu đựng của con người.

Trên thực tế, hằng năm, các tỉnh có đông đồng bào DTTS đều tổ chức những hoạt động thiết thực, như: Đại hội Thể dục Thể thao, Ngày hội Văn hóa… một số trò chơi dân gian và môn thể thao dân tộc chỉ được tổ chức trong những dịp lễ hội đặc biệt này. Các trò chơi, môn thể thao truyền thống đang có nguy cơ mai một, trước xu thế hội nhập và trào lưu văn hóa mới hiện nay.

Bạn Minh Anh ở Hà Nội, chia sẻ: “Mình hay đi du lịch ở miền núi nên rất thích trò chơi của đồng bào dân tộc. Mình đã từng trải nghiệm trò đánh đu, ném còn ở huyện Quảng Uyên (Cao Bằng)… ở Lễ hội pháo hoa 2/2 âm lịch. Mình nghĩ, nếu đưa các trò chơi đặc sắc này ra khỏi khuôn khổ lễ hội, được tổ chức tại các điểm DLCĐ, thì khách du lịch sẽ hứng thú hơn”.

Cần phải nhìn nhận, đối với đồng bào DTTS, trò chơi dân gian không chỉ là di sản văn hóa quý báu cần được lưu truyền, gìn giữ, mà cần phải gắn với phát triển kinh tế du lịch. Bởi có nhiều trò chơi có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, nên hoàn toàn có thể trở thành một phần trong chuỗi hoạt động du lịch cộng đồng.

Tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian tại điểm DLCĐ vừa là hoạt động vui chơi ngoài trời bổ ích, lý thú, vừa là hình thức giúp du khách có cơ hội tìm hiểu về truyền thống văn hóa của vùng miền, có giá trị quảng bá văn hóa, du lịch. Nếu được khai thác hiệu quả, đây có thể trở thành một điểm nhấn nổi bật thu hút du khách khi được kết nối các yếu tố khác về văn nghệ, ẩm thực, văn hóa… nhất là khi DLCĐ đang phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bào DTTS như hiện nay.

Việc lưu giữ và phát triển một không gian văn hóa đặc sắc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh chính là nền tảng để phát triển du lịch. Vậy nên, ngoài việc người dân cần thay đổi tư duy biết “cài” các trò chơi, môn thể thao dân gian trong các hoạt động du lịch, thì chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc rà soát, nghiên cứu và hướng đến việc bảo tồn các trò chơi, môn thể thao truyền thống này. Đồng thời, phải tạo điểm nhấn độc đáo khi du khách đến trải nghiệm tại các điểm DLCĐ để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch, thúc đẩy kinh tế du lịch của địa phương. 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.