Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Sán Chay

Thiên An - Mỹ Dung - 12:16, 13/06/2022

Xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vừa tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Sán Chay lần thứ nhất năm 2022 với nhiều hoạt động sôi nổi, lôi cuốn, thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân và du khách tham gia.

Các tiết mục dân vũ của người Dao trên địa bàn được mang đến giao lưu tại Ngày Hội văn hóa dân tộc Sán Chay
Các tiết mục dân vũ của người Dao trên địa bàn được mang đến giao lưu tại Ngày Hội văn hóa dân tộc Sán Chay

Dân tộc Sán Chay ở Ba Chẽ gồm 2 nhóm Cao Lan và Sán Chỉ, là DTTS có số dân lớn thứ 4 trong 14 dân tộc anh em của huyện. Người Sán Chay còn có tên gọi khác là Cao Lan, Sán Chởi, Sán Chấy, Sán Chí, Sán Chỉ (tên chính thức là Sán Chay). Đối với xã Thanh Sơn, dân tộc Sán Chay cư trú và sinh sống ở các thôn Khe Lò, Khe Pụt, Khe Lọng Trong, Khe Lọng Ngoài, Bắc Văn, chiếm khoảng 40% dân số toàn xã.

Tái hiện Nghi lễ cầu mùa (lễ Khau Sặn) mang đậm nét văn hóa đặc sắc tiêu biểu của dân tộc Sán Chay
Tái hiện Nghi lễ cầu mùa (lễ Khau Sặn) mang đậm nét văn hóa của dân tộc Sán Chay

Ngày hội văn hóa dân tộc Sán Chay đã tái hiện những nghi lễ, nghi thức đặc sắc tiêu biểu của dân tộc Sán Chay như: Nghi lễ cầu mùa, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa vàng tươi tốt, cuộc sống Nhân dân ấm no, hạnh phúc; các nghi thức trong lễ cưới của người Sán Chay; chương trình nghệ thuật với chủ đề “Soóng Cọ - Tình yêu từ những làn điệu” với sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, diễn viên biểu diễn những làn điệu giao duyên đằm thắm, mượt mà; những điệu múa mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc và hơi thở của cuộc sống hàng ngày như: múa Tắc Xình, múa xúc tép…

Chị La Thị Thương - thôn Khe Lò, xã Thanh Sơn phấn khởi cho biết: “Tôi rất vui khi xã tổ chức Ngày hội này. Ở đây chúng tôi được theo dõi rất nhiều hoạt động gắn liền với cuộc sống hàng ngày của dân tộc chúng tôi như Nghi lễ cầu mùa; các nghi thức trong lễ cưới và được xem biểu diễn những điệu hát giao duyên, những điệu múa của dân tộc mình”.

Giao lưu, trình diễn giã bánh giày
Giao lưu, trình diễn giã bánh giày

Phần hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động: Giã bánh giày, gói bánh Coóc mò; trưng bày mâm cỗ... cùng các hoạt động thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đập trống, đi cà kheo, ném còn, đi cầu tre và giao lưu bóng chuyền hơi...

Ngoài ra, du khách đến với Ngày hội được tham quan, mua sắm tại các gian hàng nông sản đặc hữu, dược liệu; các sản phẩm OCOP của huyện; tìm hiểu nghiên cứu về trang phục dân tộc Sán Chay trên địa bàn và trải nghiệm thăm quan một số vườn Trà hoa vàng, dược liệu, cảnh đẹp trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kích cầu, thu hút khách du lịch đến với huyện Ba Chẽ.

Nhiều trò chơi dân gian cũng được tổ chức
Nhiều trò chơi dân gian cũng được tổ chức

Ông Phạm Thế Hiền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn khẳng định: “Qua Ngày hội sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào Sán Chay trên địa bàn huyện Ba Chẽ tới du khách gần xa, tạo ra sản phẩm du lịch mới trên địa bàn huyện; đồng thời là dịp để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch tại địa phương”.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.