Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Đồng Văn (Hà Giang): Thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội

Vũ Mừng - 10:35, 22/12/2024

Với vai trò là cơ quan tham mưu, Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn đã khẳng định vai trò nòng cốt, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong công tác an sinh xã hội, vì người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh vùng khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, nỗ lực giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhất là con em đồng bào DTTS…

Cán bộ Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang; Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn thăm hỏi, động viện cô trò Trường mầm non xã Lũng Cú
Cán bộ Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang; Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn thăm hỏi, động viện cô trò Trường mầm non xã Lũng Cú

Kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ

Theo Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn, thời gian qua Phòng đã thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ đối với các diện đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn đã tham mưu cho UBND huyện rà soát số hộ thiếu đói, triển khai cấp phát gần 37 tấn gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho 516 hộ, với 2.459 nhân khẩu; Thực hiện tốt việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân người có công theo đúng quy định như: Chi trả trợ cấp hàng tháng, chi trợ cấp điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chi thờ cúng liệt sỹ... với tổng kinh phí gần 2,4 tỷ đồng;

 Thực hiện chính sách thăm tặng quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền hơn 500 triệu đồng; Trao tặng quà chúc Tết và mừng thọ cho các bậc cao niên trên địa bàn theo Nghị quyết số 53/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Hà Giang với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.

Cùng với thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, Phòng đã tham mưu Ban chỉ đạo quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện đẩy mạnh phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó, việc huy động nguồn lực chăm sóc, ưu đãi người có công đã được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức, việc làm cụ thể, thiết thực phát động, kêu gọi ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện năm 2024. Theo đó, tính đến tháng 12/2024 tổng số quỹ là hơn 457 triệu đồng. 

Từ nguồn quỹ vận động được, huyện đã triển khai hỗ trợ xây mới nhà cho 01 hộ gia đình thân thân người có công, với trị giá 60 triệu đồng; trao tặng 87 xuất quà với trị giá 99 triệu đồng cho người có công và thân nhân người có công

Ông Nguyễn Văn Chiểu, Trưởng phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn cho biết, để đạt được những kết quả trên là do có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Sở Lao động TB&XH, UBND huyện Đồng Văn, sự nỗ lực của Phòng Lao động TB&XH.

 Huyện Đồng Văn đã luôn nỗ lực, cố gắng chăm sóc người có công với ý thức không chỉ là bổn phận, đạo lý, là trách nhiệm mà còn là niềm vinh dự. Công tác chăm sóc người có công đã được triển khai thực hiện thường xuyên, sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. 

Việc hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội cũng được đảm bảo đúng đối tượng và đúng theo quy định. Từ đó góp phần củng cố niềm tin của nhân vào chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động huyện Đồng Văn tại Hội chợ việc làm
Doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động huyện Đồng Văn tại Hội chợ việc làm

Tạo việc làm mới cho 3.862 lao động

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Đồng Văn, trong năm 2024, Phòng Lao động TB&XH huyện thường xuyên tuyên truyền giới thiệu việc làm, giới thiệu các công ty có nhu cầu tuyển dụng đến người lao động trên địa bàn. Theo đó, Phòng Lao động TB&XH huyện đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Hà Giang, tổ chức 16 Hội nghị trên địa bàn với 667 lao động tham gia; Phối hợp với Trường cao đẳng Than-Khoáng Sản Việt Nam tổ chức 24 Hội nghị tư vấn việc làm tại 19 xã, thị trấn, với tổng số 1.080 người tham gia; Chủ động tổ chức tổ chức 11 Hội nghị tư vấn hướng nghiệp với sự tham gia của 319 người.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, huyện Đồng Văn đã giải quyết việc làm cho 7.560 lao động, trong đó giải quyết việc làm mới cho 3.862 lao động , nhất là người lao động thuộc đồng bào DTTS, đạt 101,6% kế hoạch được giao.

Để đạt được kết quả trên, công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động được các cấp, các ngành của huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Văn Chiểu, Trưởng Phòng Lao động TB&XH huyện thông tin: Trong quá trình thực hiện Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Phòng Lao động TB&XH huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX mở 31 lớp đào tạo nghề, với 1.077 học viên tham gia.

 Phòng Lao động - TB&XH cũng đã triển khai đặt hàng 40 lớp đào tạo nghề, với 1.391 học viên. Tới nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn toàn huyện là 51,36% đạt 108,13% kế hoạch UBND huyện giao. Hiệu quả sau đào tạo 80% học viên được giải quyết việc làm sau đào tạo, tự tạo việc làm tại nhà nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc thực hiện hiệu quả, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Đồng Văn đã có những kết quả đáng khích lệ.

 Cụ thể, hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 7.098 hộ nghèo, với hơn 37 ngàn nhân khẩu, chiếm 41,27%; giảm 1.684 hộ (10,14%) so với năm 2023; 2.200 hộ cận nghèo, với 11 ngàn 600 nhân khẩu, chiếm 12,79%; giảm 221 hộ (1,38%) so với năm 2023. Hộ không nghèo là 7.900 hộ, với hơn 39 ngàn nhân khẩu chiếm 45,94%.Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều là 1.905 hộ, đạt 11,53%.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Cơ hội để đồng bào vươn lên thoát nghèo

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Cơ hội để đồng bào vươn lên thoát nghèo

Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.