Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo
Vũ Mừng
-
10:56, 08/10/2024
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Tweet
22-09-2024
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh vẽ của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
04-09-2024
Hà Giang được vinh danh là “Điểm đến văn hoá khu vực hàng đầu châu Á”
Nằm trên Quốc lộ 4C (đường Hạnh Phúc), Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ lâu vùng đất này đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà trình tường in đậm dấu ấn kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc.
Tại thung lũng Phố Cáo, người dân địa phương thường tổ chức chợ phiên để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc trong vùng. Chợ phiên Phố Cáo họp từ rất sớm và kết thúc khi đã quá trưa. Điều đặc biệt ở chợ phiên Phố Cáo là mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lại lùi một ngày để bà con có thể tùy vào công việc của mình mà ai cũng có thể đi chợ.
Từ xôi ngũ sắc, bánh màn thầu, thắng cố, phở chua, đến vải thổ cẩm, thảo mộc, túi xách, đồng hồ,…đều có thể tìm thấy ở chợ phiên Phố Cáo.
Tuy nhiên, mặt hàng được bày bán nhiều nhất tại đây là trang phục của đồng bào các dân tộc sinh sống tại địa phương.
Màu sắc rực rỡ của những gian hàng bày bán trang phục truyền thống
Ở chợ phiên Phố Cáo, ngoài việc mua sắm người đi chợ còn có thể tìm thấy bất cứ dịch vụ nào mà mình cần.
Tại huyện Đồng Văn, nếu ai đó muốn vá lại những tấm vải bạt lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đến chợ phiên Đồng Văn hoặc chợ phiên Phố Cáo.
Dù được mở tại xã Phố Cáo nhưng chợ phiên nơi đây còn là phiên chợ chung của người dân sinh sống tại các xã lân cận như: Vần Chải, Lũng Thầu, Sủng Là...
Xôi ngũ sắc được bày bán thường gồm các màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trừ màu trắng, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu. Ghé các chợ phiên Phố Cáo du khách khó lòng lướt qua những nồi xôi đẹp mắt, dẻo thơm nghi ngút khói. Một gói xôi chỉ 5.000 đồng.
Chợ phiên vùng cao là bức tranh đa sắc màu thể hiện đời sống của người dân bản địa, trong đó có văn hóa ẩm thực.
Trong khu ẩm thực lại chia thành các khu dành cho phụ nữ, trẻ em với những món ngon như phở thịt, mèn mén, bánh dày, bánh đúc, thắng cố và những món đặc trưng như lòng lợn, thịt dê, thịt trâu để cánh "mày râu" nhâm nhi chén rượu…
Đồng bào vùng cao đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè.
Chợ phiên chưa bao giờ thôi là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng cao. Đến chợ phiên có thể thấy được sự đa dạng sắc màu trong văn hóa của đồng bào chân chất nơi núi rừng.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi
Phố Cáo
Chợ phiên vùng cao
Hà Giang
Chợ phiên Hà Giang
chợ lùi
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Chạm vào Hà Giang: Điểm đến hấp dẫn (Bài cuối)
Chạm vào Hà Giang: Những người lữ hành đích thực (Bài 2)
Chạm vào Hà Giang: Tiếng khèn Mông “vang xa” 10.000 cây số (Bài 1)
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân
Ngày 8/12, tại thôn Voòng Tre, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân.
Vó ngựa trên cao nguyên trắng Bắc Hà
Hơn 300 tác phẩm dự thi cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số
Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đặc thù
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều