Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Đức Trí - 07:52, 08/12/2023

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.

Ông Lại Đức Đại, Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk
Ông Lại Đức Đại, Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

PV: Thưa ông, hiện nay Chương trình 1719 đã đi vào thực tiễn, ngành văn hóa Đắk Lắk cũng đang nỗ lực vận dụng hiệu quả nguồn lực để tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, xin ông chia sẻ một số thông tin về việc triển khai thực hiện Dự án?

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 46/KH-UBND ngày 01/03/2022 của UBND tỉnh Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025.

Bên cạnh đó, Sở đã ban hành nhiều văn bản như Kế hoạch số 1964/KH-SVHTTDL ngày 30/9/2022 về việc thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 - 2025; Kế hoạch số 1691/KH-SVHTTDL ngày 31/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719 từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2022, 2023… và nhiều văn bản Kế hoạch cụ thể để phối hợp với các địa phương triển khai các nội dung hoạt đông thuộc chương trình dự án.

Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk
Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk

PV: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật triển khai từ Dự án 6, Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh?

Từ nguồn kinh phí được cấp cho các hoạt động trong năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, hướng dẫn tổ chức thành lập 12 Câu lạc bộ (CLB) gồm 1 CLB văn hoá dân gian về Dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê tại buôn Drai Hling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột và 11 CLB văn nghệ truyền thống tại các thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sở đã hỗ trợ tặng các trang thiết bị máy móc, dụng cụ vật tư để hỗ trợ CLB Dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê duy trì hoạt động và tổ chức 1 lớp truyền dạy dệt thổ cẩm cho 15 thành viên CLB.

Bên cạnh đó, Sở còn tổ chức 1 Lớp hướng dẫn kỹ năng hoạt động, dàn dựng, biểu diễn cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, buôn tham gia lớp học với 268 học viên. Sở đã mời các nghệ sĩ, những người có kinh nghiệm trong công tác dàn dựng trực tiếp xuống từng CLB để kiểm tra, hướng dẫn và chỉnh sửa các tiết mục cho CLB; hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, trang phục theo nhu cầu của từng CLB nhằm giúp các CLB duy trì hoạt động thường xuyên; tổ chức Đoàn khảo sát xúc tiến xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sinh thái nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk cho các đoàn báo chí, doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phố trong nước và xây dựng 5 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông
Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông

Trong lĩnh vực di sản văn hóa, Sở tổ chức 3 lớp truyền dạy đánh chiêng và các nhạc cụ dân tộc ở buôn Drai Điêt, xã Dliê Yang, huyện Ea H’Leo; tại xã Yang Tao, huyện Lắk và xã Cư Pơng huyện Krông Búk. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk. Hiện nay, Sở đang tiếp tục triển khai xây dựng 1 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS, 3 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư.

Về Du lịch, Sở đã hỗ trợ xây dựng điểm hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch, giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào DTTS và hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tại huyện Lắk và Buôn Đôn. Theo đó, đã trang bị cơ sở vật chất ban đầu máy vi tính, bàn ghế máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin, điện tử đầy đủ để hỗ trợ hoạt động liên lạc, cung cấp thông tin hỗ trợ khách du lịch và các ấn phẩm cho phục vụ du khách.

Hỗ trợ xây dựng 2 điểm du lịch tiêu biểu gồm buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột và buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Đây là sản phẩm du lịch mới gồm: trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Với các sản phẩm du lịch mới này sẽ tạo điều kiện cho du khách có nhiều lựa chọn khi đến với du lịch Đắk Lắk.

Ngoài ra, còn hỗ trợ 15 tủ sách 30 bộ trang thiết bị cho các Nhà văn hoá cồng đồng tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bên cạnh đó, còn tổ chức triển khai cho 5 huyện tổ chức các hoạt động về thể dục thể thao cho đồng bào dân tộc thiệu số.

Đối với vốn đầu tư phát triển, đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt, HĐND tỉnh đã phân bổ vốn cho 2 dự án với kinh phí 8 tỷ đồng, Sở đang hoàn thiện các quy trình về đầu tư để triển khai thực hiện vào đầu năm 2024. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục, quy trình 2 dự án để trình UBND tỉnh phê duyệt và trình HĐND tỉnh bố trí vốn thực hiện trong năm 2024.

PV: Mặc dù triển khai chưa lâu, nhưng Chương trình 1719 cũng đã lan tỏa đến cộng đồng và mở ra cơ hội mới để phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn liền được với phát triển du lịch là một chủ trương phù hợp với điều kiện thực tế, hợp lòng dân. Thực hiện hiệu quả chủ trương này, sẽ từng bước giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào.

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, các sở, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết, ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, song, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của các cơ quan chuyên môn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đồng thời, góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện. Đây sẽ là cơ hội tạo đà cho du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.