Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Đưa cuộc sống của đồng bào Cống, Sila ở Điện Biên lên một bước tiến mới

Thúy Hồng - 08:04, 19/11/2023

Điện Biên là tỉnh miền núi, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Si La và Cống là hai dân tộc rất ít người. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện Dự án 9, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống, Sila lên một bước tiến mới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về tình hình đời sống hiện nay và hướng phát triển của hai dân tộc Si La và Cống

Ông Lò Xuân Nam, Phó Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên
Ông Lò Xuân Nam, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên trao đổi về tình hình cuộc sống của người Si La và Cống trên địa bàn với Báo Dân tộc và Phát triển

Thưa ông, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đặc thù để đầu tư, hỗ trợ  bảo tồn, phát triển đồng bào DTTS dưới 10.000 người. Xin ông cho biết, việc triển khai các chính sách này đối với các nhóm đồng bào DTTS rất ít người trên địa bàn, được thực hiện như thế nào?

Tỉnh Điện Biên có 02 dân tộc Cống và Si La. Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hỗ trợ 16 công trình (trong đó 09 công trình giao thông, 02 công trình thủy lợi, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình nhà lớp học và nhà công vụ cho giáo viên). Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì việc hỗ trợ về điều kiện sống, phát triển sản xuất, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân …cũng được quan tâm. 

Với sự đầu tư toàn diện, đến nay 100% trẻ em người Cống, Si La đã được học tập, rèn luyện trong trường lớp khang trang, kiên cố, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ, đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Cụ thể, đối với việc triển khai thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, năm 2020-2021, Ban Dân tộc được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La giai đoạn 2018-2025. Năm 2020, kế hoạch phân bổ vốn triển khai thực hiện các công trình theo Đề án là 10.795 triệu đồng đã hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé do Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện đã giúp thay đổi đời sống người dân nơi đây
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé do Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện đã và đang làm thay đổi đời sống người dân nơi đây

Tính đến tháng 6/2021, tại bản Nậm Sin, đã được đầu tư sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng, lớp học tại điểm bản và nhà công vụ giáo viên. Đường giao thông được cứng hóa giúp bà con Si La giao thương hàng hóa với các vùng lân cận thuận lợi hơn. Bản đang được đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi, với tổng mức vốn hơn 1 tỷ đồng, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất.

Tương tự như dân tộc Si La, dân tộc Cống cũng là dân tộc rất ít người, được hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn cư. Ở địa bàn Điện Biên, người Cống sinh sống ở các bản: Púng Bon, Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên); Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé); bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ).

Từ năm 2011, thực hiện “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2020”, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ để bà con yên tâm ổn cư, phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ có Đề án, các hộ gia đình dân tộc Cống tại điểm dân cư Si Văn, bản Púng Bon đã được bố trí mặt bằng sắp xếp đất ở làm nhà theo mô hình chuẩn nông thôn mới để ổn định cuộc sống, tránh di dân tự do.

Theo đó, đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đã cơ bản được nâng lên, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 78,8 % (năm 2012) xuống còn 50% (năm 2020 - theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020).

Kết quả việc triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đã tác động thế nào đến nhóm DTTS rất ít người trên địa bàn tỉnh Điện Biên biên?

Có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ cho nhóm dân tộc rất ít người (dân tộc Cống, Si La) là nguồn động lực rất lớn, tạo nên sức sống mới cho nhiều bản vùng đồng bào dân tộc. Từ đó, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Ðảng và Nhà nước thông qua các chương trình, đề án đối với đồng bào các dân tộc rất ít người nói chung, đồng bào dân tộc Cống, Si La tỉnh Ðiện Biên nói riêng.

Mới chỉ vài năm trước thôi, cuộc sống của dân tộc Cống, Si La gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa xảy ra triền miên... khiến cuộc sống của đồng bào luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng nay đã khác, người dân có chuyển biến tích cực trong nhận thức, trình độ sản xuất; đồng bào rất chăm chỉ làm ăn đã xây được những ngôi nhà mới khang trang, mua sắm các trang thiết bị hiện đại như: tivi, xe máy, tủ lạnh, điện thoại, máy xay xát…; được tiếp cận cơ bản các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin; các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy...

Đồng bào dân tộc Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên được hỗ trợ tái định cư từ “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2020”
Đồng bào dân tộc Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên được hỗ trợ tái định cư từ “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2020”

Từ các chính sách hỗ trợ, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Si La, Cống được duy trì và bảo tồn như: trang phục dân tộc, lễ cầu mùa, mừng cơm mới, điệu múa, bài hát…Qua đó xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo được lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong toàn tỉnh.

Đặc biệt từ các đề án bảo tồn phát triển nhóm dân tộc rất ít người, tỷ lệ dân số dân tộc Cống, Sila đã ngày càng gia tăng. Theo số liệu điều tra năm 2009 toàn tỉnh Điện Biên có 184 hộ với 923 nhân khẩu dân tộc Cống, hiện nay, dân số đã phát triển lên 230 hộ, 1.152 nhân khẩu; tăng 46 hộ, 198 nhân khẩu. Dân tộc SiLa có dân số là 46 hộ, 209 nhân khẩu; hiện nay dân số đã tăng lên 52 hộ; 241 nhân khẩu; tăng 6 hộ, 32 nhân khẩu.

Được biết, hiện nay, Điện Biên đang tập trung triển khai Dự án 9 về: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025. Ông có thể cho biết về tình hình triển khai Dự án này như thế nào ở Điện Biên ?

Triển khai thực hiện Dự án 9, tỉnh Điện Biên có 02 dân tộc Cống và Si La được thụ hưởng Chương trình. Mặc dù, trong quá trình triển khai các nội dung, tiểu dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tỉnh Điện Biên đã và đang tìm cách tháo gỡ, với quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ hiệu quả, nhằm sớm đưa cuộc sống của đồng bào Cống, Sila ở Điện Biên lên một bước tiến mới

Hiện tại, tỉnh Điện Biên đang tiếp tục đầu tư giải ngân xây dựng 04 công trình, trong đó có 02 công trình nhà văn hóa, 01 công trình đường giao thông, 01 công trình điện sinh hoạt. Duy tu, sửa chữa 05 công trình (01 công trình trường lớp học, 01 công trình cầu; 02 công trình thủy lợi; 01 công trình nước sinh hoạt) tại các bản: Púng Bon, Lả Chà, Nậm Kè, Huổi Moi, Nậm Sin của 03 huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên. Tổ chức 15 lớp tập huấn về kiến thức sản xuất, với 620 lượt người tham gia; Tổ chức 03 đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, thăm quan mô hình phát triển kinh tế để bà con học tập.

Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình tại địa phương, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đôn đốc, các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các tiểu dự án, dự án, các nội dung về chính sách dân tộc đảm bảo về tiến độ. Chú trọng chất lượng hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất là đối với nguồn vốn sự nghiệp. 

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa với các sở, ban, ngành, các địa phương để cùng trao đổi, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện các tiểu dự án, dự án, các nội dung về chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị, địa phương tránh sai phạm.

Trân trọng cảm ơn ông!


Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.