Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đừng “núp bóng” di sản để trục lợi

Hồng Phúc - 10:15, 11/05/2020

Năm 2020 là năm cuối của Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì việc phát huy di sản này đang đối diện với một số biến tướng như: Thực hành bừa bãi, tràn lan; thậm chí trục lợi, vật chất hóa…

Để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ không bị biến tướng, rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu văn hóa
Để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ không bị biến tướng, rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu văn hóa

Không khó để nhận ra tình trạng này trong cộng đồng. Hiện nay, đối tượng thực hành nghi lễ hầu bóng (hầu đồng) trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ ngày càng đa dạng từ đối tượng cho đến các lứa tuổi. Không gian thực hành cho nghi lễ này cũng bị nhiều cá nhân, tổ chức tự tiện tổ chức tại đình, chùa, thậm chí tại gia đình một cách vô tư.

Trong khi đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã quy định, chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố.

Đáng phê phán, có một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và múa theo những điệu nhạc hiện đại phản cảm. Nếu lễ vật tiến cúng trước đây chỉ là hương đăng, hoa quả thì nay có cả quạt điện, nồi cơm điện, phích nước, chăn bông làm đồ phát lộc...

Đặc biệt, việc lạm dụng tín ngưỡng khiến không ít người phải lao đao, hao tốn bạc tiền, vì nghe theo các thanh đồng làm lễ này lễ kia để được phát tài, thăng tiến. Thực trạng này, không chỉ xuyên tạc bản chất của di sản văn hóa phi vật thể Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ mà còn khiến nhiều người vốn đã ít hiểu biết về tín ngưỡng này có cái nhìn lệch lạc.

Ngoài sự thiếu hiểu biết, mê tín dị đoan của cộng đồng dung túng cho những sự biến tướng này, thì nguyên nhân của tình trạng trên cũng xuất phát một phần từ sự chồng chéo trong quản lý của cơ quan chức năng. Bởi đây vừa là một loại hình tín ngưỡng, đồng thời là di sản văn hóa phi vật thể. Tín ngưỡng này chịu sự quản lý đan xen của hai ngành là Văn hóa và Tôn giáo, khi Bộ VHTT&DL được giao nhiệm vụ quản lý về di tích và lễ hội; Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) được giao quản lý ở khía cạnh thực hành nghi lễ.

Để xử lý những hoạt động biến tướng này, nhiều giải pháp được các nhà nghiên cứu văn hóa đưa ra như: Kiện toàn ban quản lý các đền, phủ trên các địa phương; nâng cao vai trò trách nhiệm của các thủ nhang, đồng đền, thanh đồng... Đồng thời, phải tuyên truyền mạnh mẽ, tích cực đến cộng đồng để người dân nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu, đồng thời loại bỏ những hiện tượng xấu xí, méo mó.

Đối với khía cạnh quản lý nhà nước, UNESCO công nhận đây là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nên việc quản lý của các cơ quan vừa phải dựa trên phương diện quốc gia, vừa trên phương diện quốc tế nên đòi hỏi sự phối hợp cụ thể, kịp thời và chi tiết hơn.  

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).