Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gia đình của những người yêu văn hóa truyền thống

Trần Đình Quang - 12:04, 14/12/2020

Ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi, hiếm thấy gia đình nào say mê bảo tồn, truyền dạy bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc như gia đình Nghệ nhân Hồ Ngọc An, dân tộc Cor ở thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng.

Đội văn nghệ của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An.
Đội văn nghệ của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An.

Ông Hồ Ngọc An sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu lòng yêu nước và yêu bản  sắc văn hóa dân tộc Cor. Cha anh là già làng, Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc Hoàng. Từ nhỏ, Hồ Ngọc An được cha truyền cho tình yêu nhạc cụ văn hóa dân tộc Cor và dạy chế tác nhiều nhạc cụ dân tộc. Cha Hồ Ngọc Hoàng và người chú Hồ Văn Thuận là những người thầy đầu tiên truyền dạy nghề cho ông.

Đam mê sắc màu văn hóa từ nhỏ nhưng mãi đến năm 1990, ông Hồ Ngọc An mới có điều kiện tham gia các hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cor. Mỗi khi trong làng có lễ hội ăn trâu, tết ngã rạ hay lễ mừng nhà mới, lễ cưới, ông đều tham gia nhiệt tình. Ông là "đầu tàu" trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của làng, của xã và huyện. Gần 30 năm gắn bó với công việc bảo tồn gìn giữ nét đẹp văn hóa Cor, ông đã đi 40 thôn và 7 xã vùng cao Trà Bồng để truyền dạy cách làm cây nêu, gu, cách đánh chiêng, biểu diễn đàn brood cho hơn 300 học trò ở các bản làng người Cor.

Ông Hồ Ngọc An (thứ ba từ phải qua trái) chỉ dạy cho các trai làng cách chơi chiêng.
Ông Hồ Ngọc An (thứ ba từ phải qua trái) chỉ dạy cho các trai làng cách chơi chiêng.

Để thế hệ con cháu, các trai làng tin tưởng làm theo, hàng chục năm qua, Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An đã dồn sức xây dựng đại gia đình của mình trở thành gia đình yêu sắc màu văn hóa dân tộc. Ông có 8 người con, trong đó có 3 trai và 5 gái, các con trai của ông đều tham gia đội chiêng; con gái và vợ ông, bà Hồ Thị Thới tham gia đội văn nghệ của làng, của xã và của huyện.

Bên cạnh đó, khi các đoàn làm phim, các nhà nghiên cứu văn hóa ở Trung ương và địa phương về Trà Bồng để tìm hiểu văn hóa, làm phim về đồng bào dân tộc Cor đều được ông nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ.

Ông Hồ Ngọc An (bên trái) cùng già làng thôn 2.
Ông Hồ Ngọc An (bên trái) cùng già làng thôn 2.

Ông Hồ Ngọc An cho biết, Tết ngã rạ là Tết cổ truyền của đồng bào Cor. Tết này thường diễn ra vào dịp cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Thời điểm này, các hộ gia đình người Cor đã thu hoạch xong lúa rẫy. Đây cũng là dịp đồng bào tổng kết một năm sản xuất nông nghiệp.

Lễ vật cúng thần Mô huýt và các thần sông, thần suối, thần núi, thần rừng thường là con heo, vài ba con gà và các con vật như chuột, sóc, chim... Cơm lam và bánh nếp gói bằng lá đoát là món ẩm thực không thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ngã rạ. Trong ngày tết, ông An thường dành thời gian truyền dạy cách đánh đàn brood và đánh các bài chiêng cho những đứa con trai, con gái thì được cha dạy cách múa Cà đáu và hát dân ca Cor.

Trước đây gia đình ông nhiều thế hệ sống chung trong ngôi nhà dài, giờ đây các con cháu trưởng thành đã ra ở riêng gồm 8 hộ gia đình. Dù vậy, năm nào làm xong lễ Tết ngã rạ, các con cháu lại tề tựu trong ngôi nhà dài để đánh giá về những công việc gia đình đã làm được trong năm.

Con gái và con dâu của gia đình ông Hồ Ngọc An đều là thành viên nòng cốt của đội văn nghệ tại địa phương.
Con gái và con dâu của gia đình ông Hồ Ngọc An đều là thành viên nòng cốt của đội văn nghệ tại địa phương.

Những ngày giáp Tết, dù bận rộn nhiều công việc nhưng Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An vẫn dành thời gian hướng dẫn các con tập luyện hát dân ca xà ru a giới, thổi kèn amáp và đánh các bài chiêng của dân tộc Cor. Đội văn nghệ của gia đình Hồ Ngọc An sẽ biểu diễn những tiết mục độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc Cor trong đêm hội làng Cor mừng đón Xuân Tân Sửu năm 2021.

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.