Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng

Ngọc Thu - 09:00, 01/06/2023

Ngày 31/5, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Kbang, xã Tơ Tung đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng.

Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng với 47 thành viên người Ba Na
CLB Cồng chiêng nữ làng Leng với 47 thành viên người Ba Na

CLB Cồng chiêng nữ làng Leng có 47 thành viên, đều là người Ba Na. Trong đó, thành viên lớn tuổi nhất là 56 tuổi và nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi. Đây là CLB điểm đầu tiên được thành lập và ra mắt phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân địa phương trong các ngày lễ, hội. Đồng thời giới thiệu đến công chúng, du khách thập phương những nét đẹp giá trị cốt lõi của Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên khi có dịp đến tham quan, trải nghiệm.

Các thành viên trong CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trình diễn cồng chiêng rộn ràng
Các thành viên trong CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trình diễn cồng chiêng rộn ràng

CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trước đây Đội cồng chiêng nữ làng Leng. Đây cũng là đội cồng chiêng nữ đầu tiên được thành lập, đã mang lại cho văn hóa dân tộc những nét mới mẻ, phong phú. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Di sản không gian văn hóa cồng chiêng.

Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.