Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Giá thịt lợn hơi sẽ giảm xuống mức 70 nghìn đồng/kg vào đầu tháng 4/2020.

Thúy Hồng - 15:37, 30/03/2020

Đó là cam kết từ các doanh nghiệp chăn nuôi lớn của Việt Nam với Chính phủ trong buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng với 15 doanh nghiệp chăn nuôi diễn ra ngày 30/3/2020, tại Hà Nội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp… đã và đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái đàn lợn gắn với an toàn sinh học và kết nối nhập khẩu, góp phần bình ổn thị trường đối với mặt hàng này. Qua đó thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển theo hướng bền vững, đồng thời nhằm giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị và kêu gọi các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lợn, thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng loạt hạ giá lợn hơi xuống mức 70 nghìn đồng/kg từ ngày 1/4/2020. Trước mắt sẽ đưa giá lợn hơi từ 75 nghìn đồng/kg xuống mức 70 nghìn; và lộ trình đến cuối quý II và quý III sẽ xuống mức 65 nghìn đến 60 nghìn đồng/kg. 

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy tinh thần đẩy mạnh tái đàn, đóng vai trò đầu tàu trong việc điều chỉnh giá thịt lợn xuống mức hợp lý theo đề nghị của Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như mong muốn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng cần phấn đấu tăng đàn đạt mục tiêu 25% trong năm 2020, nhằm góp phần cải thiện nguồn cung thịt lợn trong nước, đồng thời, đẩy mạnh việc cung ứng nguồn giống phục vụ tái đàn cho hệ thống các trang trại, cơ sở chăn nuôi trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lợn như: Công ty CJ Vina; Dabaco; Japfa Comfeed; Emivest… cũng đã cam kết sẽ điều chỉnh đồng loạt giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đ/kg kể từ ngày 1/4 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. 

Để thực hiện mục tiêu nói trên, cùng với sự nỗ lực của Bộ NN & PTNT, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, cần sự chung tay vào cuộc của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan diện rộng, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; trong đó chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần tổ chức kiểm soát tốt chuỗi cung ứng thịt lợn trên thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá, nhất là ở các khâu trung gian.

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp đầu tư tái đàn, tăng đàn, mở rộng quy mô đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và cung cầu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo 398 quốc gia và các địa phương, đặc biệt các địa phương phía Bắc tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra khỏi Việt Nam./.


Tin cùng chuyên mục
Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Tại phiên chất vất và trả lời chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội liên quan đến phát triển cho hạ tầng số tại khu vùng đồng bào DTST và miền núi. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng.