Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Nuôi lợn bằng dược liệu: Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hồng Phúc - 15:45, 18/02/2020

Trộn các loại thảo dược với thức ăn cho lợn là mô hình được phụ nữ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) áp dụng. Cách làm mới này vừa giúp lợn có sức đề kháng tốt, chống các loại bệnh, vừa tăng chất lượng cho thịt lợn, nên bán được giá cao.

Lợn nuôi bằng thảo dược của các hộ ở Lỗ Sơn luôn được khách đặt hàng trước
Lợn nuôi bằng thảo dược của các hộ ở Lỗ Sơn luôn được khách đặt hàng trước

Lợn là một trong năm con vật nuôi chủ lực của tỉnh Hòa Bình nói chung, của người dân xã Lỗ Sơn nói riêng. Tuy nhiên, cách nuôi lợn truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro do yếu tố dịch bệnh và giá cả thị trường. 

Để phát triển vật nuôi truyền thống, từ năm 2017, chị em phụ nữ xã Lỗ Sơn đã bắt đầu thử nghiệm cách chăn nuôi mới là nuôi lợn sạch bằng thảo dược. Trong quá trình chăn nuôi từ lúc thả lợn đến lúc xuất bán thực hiện với tiêu chí 3 không: Không sử dụng thức ăn cám công nghiệp, không sử dụng thuốc kháng sinh, không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng. 

Chị Đào Thị Loan là một trong những người thành công với mô hình nuôi lợn bằng thảo dược cho biết, thông thường, lợn nuôi bằng cám công nghiệp phải dùng thuốc kháng sinh theo định kỳ, nhưng lợn nuôi bằng thảo dược lại hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào. Người nuôi tiết kiệm chi phí, chất lượng thịt lợn lại bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. 

 Nguyên liệu chế biến thức ăn cho đàn lợn theo mô hình chủ yếu gồm: Ngô, cám gạo, cỏ voi, cây chuối, cám gạo, sắn… và thảo dược gồm: Trà khổng lồ, hoàng ngọc, khổ sâm, rau máu. Đây là các loại cây có dược tính cao, giúp lợn chống bệnh tật và giải độc, kháng khuẩn. 

Khi theo dõi kết quả chăn nuôi, việc thêm thảo dược vào thức ăn cho lợn mang lại kết quả rất cao; chất lượng thịt được người tiêu dùng đánh giá cao về độ thơm ngon. Lợn nuôi theo phương pháp này luôn được khách hàng đặt trước, luôn có giá cao hơn giá lợn trắng của thị trường 30 - 50 nghìn đồng/kg.

Chị Bùi Thị Xuyên, Chi hội Phụ nữ Tân Sơn, xã Lỗ Sơn, một trong những người đầu tiên áp dụng thành công phương pháp này cho biết, trung bình xuất bán khoảng 2 tấn lợn thương phẩm, trừ mọi chi phí, gia đình chị thu lãi trên 150 triệu đồng/năm, thương lái còn săn đón, tìm đến tận nhà để mua. 

Từ hiệu quả của mô hình, tháng 6/2018, các thành viên của mô hình đã mạnh dạn đăng ký tham gia Hội thi “Sáng kiến kinh doanh” do Dự án giảm nghèo của tỉnh tổ chức và sáng kiến của các chị đã được đánh giá cao, được hỗ trợ 90 triệu đồng. Từ 6 hộ bắt đầu tham gia thử nghiệm, tới nay, nhiều phụ nữ xã Lỗ Sơn đã tìm đến các mô hình để học tập và áp dụng. 

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.