Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Giới thiệu giá trị của nghi lễ và trò chơi kéo co

Nguyệt Anh - 22:11, 26/12/2020

Tọa đàm “Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam 2020” được tổ chức nhằm phát huy, quảng bá và giới thiệu giá trị của Nghi lễ và trò chơi kéo co; tăng cường gắn kết giữa các cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi ngày càng tăng của các cộng đồng thực hành di sản.

 

Trò chơi kéo co trong một lễ hội tại vùng núi phía Bắc Việt Nam Ảnh TL
Trò chơi kéo co trong một lễ hội tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (Ảnh TL)

Ngày 26/12, tại Bảotàng Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao HàNội tổ chức Tọa đàm “Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam 2020” nhân Kỷ niệm 5năm UNESCO ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co vào Danh sách di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS, TS Đỗ Văn Trụ, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: “Nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam cùng với Hàn Quốc, Campuchia, Philippines được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2015.

Từ khi được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều hoạt động giao lưu trình diễn, hợp tác nghiên cứu và xuất bản về Nghi lễ và trò chơi kéo co đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) - Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tích cực thực hiện với mục đích hỗ trợ cộng đồng kéo co trong việc nâng cao nhận thức công chúng nói chung và phát huy giá trị di sản này trong đời sống đương đại. Trong đó, nổi bật là các hoạt động hợp tác với thành phố Danjin (Hàn Quốc) thông qua Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các dự án nghiên cứu, xuất bản, hội nghị chuyên đề và giao lưu trình diễn.

Kéo co thường được cộng đồng tổ chức trong các lễ hội xuân, đánh dấu sự khởi đầu của một vụ mùa mới trong nông nghiệp và thể hiện mong muốn mùa màng bội thu. Kéo co thu hút sự tham gia của gần như tất cả các thành viên trong cộng đồng, mỗi thành viên đóng vai trò khác nhau như người trực tiếp tham gia kéo co, trọng tài, người hướng dẫn, người cổ vũ…

Nghi lễ và trò chơi kéo co thường được tổ chức ở sân đình. Dây kéo sử dụng trong kéo co có thể được làm bằng song tre, dây mây, hoặc gai dầu. Mỗi lần kéo co có 2 đội tham gia với số lượng người đều nhau. Hai đội sẽ cùng nắm chắc vào dây kéo, điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dải lụa đỏ làm mốc. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội chơi nắm chặt hai tay vào dây, đội nào kéo được điểm đánh dấu về phía mình là đội đó thắng cuộc.

Nghi lễ trò chơi kéo co ở Hàn Quốc Ảnh TL
Nghi lễ trò chơi kéo co ở Hàn Quốc (Ảnh TL)

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nơi được xem là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

Song song với cuộc toạ đàm, một không gian trưng bày mang tên “Nghi lễ và trò chơi kéo co” với 30 bức ảnh tái hiện lại hoạt động kéo co của các cộng đồng cũng được tổ chức.

Tại Tọa đàm, đại diện nhiều cộng đồng sở hữu nghi lễ và trò chơi kéo co đã đề xuất những sáng kiến, giải pháp khơi dậy hơn nữa sức mạnh cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ban Tổ chức cũng đã giới thiệu không gian trưng bày mang tên “Nghi lễ và trò chơi kéo co” với 30 bức ảnh tái hiện lại hoạt động kéo co của các cộng đồng.