Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Hà Tĩnh: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm thiếu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Minh Phương - 08:35, 08/12/2023

Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi” giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông trong Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng. Đến nay, 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận đầy đủ các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm thiếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT)...

Chương trình tuyên truyền được tổ chức bằng các hình thức gần gũi, dễ tiếp cận.
Chương trình tuyên truyền được tổ chức bằng các hình thức gần gũi, dễ tiếp cận.

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II (2021-2025) và tiểu Dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN” thuộc Dự án 9 của CMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, phát sóng nhiều tin bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tại các địa phương vùng DTTS và miền núi có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Giao Sở Y tế phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức biên soạn, in ấn một số tài liệu truyền thông như: Sổ tay Hỏi - Đáp pháp luật về hôn nhân và gia đình, Sổ tay Tuyên truyền viên cơ sở, Sổ tay Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; pa nô, tờ rơi, tờ gấp, in đĩa;

Tổ chức 04 cuộc tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông cho trên 200 người (các thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp xã; Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, người có uy tín); Thiết kế, lắp đặt 500 áp phích, tờ rơi, tờ gấp, sổ tay hỏi đáp... để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

Tổ chức được 02 lớp tập huấn về các kiến thức tổng quan của Đề án; hệ lụy, tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 200 lượt người tham gia là đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện Đề án tại cơ sở từ Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, cán bộ văn phòng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ Trưởng, Phó Phòng Dân tộc và các phòng chuyên môn của cấp huyện. 

Một buổi tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Một buổi tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Đến nay, 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế, 90% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt 26%; 100% số trẻ em dưới 5 tuổi được hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Đặc biệt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS dần được đẩy lùi, xóa bỏ; có 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận đầy đủ các kiến thức “Chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm thiếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi”.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tuyến y tế cơ sở, chất lượng đội ngũ y tế công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS

Bên cạnh đó, ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế, dân số có chất lượng cho đồng bào; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó quan tâm thực hiện một số chính sách cụ thể về: Bảo hiểm y tế; nâng cấp hệ thống y tế và phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở; tuyên truyền phổ biến chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; chính sách tiêm chủng, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm... 

Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, truyền thông về bình đẳng giới, tác hại của tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, có cơ chế để phụ nữ người dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và các dịch vụ tư vấn về hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ phụ nữ, trẻ em. 

 Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát đối tượng, tham mưu xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định; Tăng cường các hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.