Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Hòa Bình: Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN

Minh Phương - 09:05, 04/12/2023

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hòa Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất nội dung trong thúc đẩy bình đẳng giới, tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 sẽ được tỉnh Hòa Bình triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú.
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 được tỉnh Hòa Bình triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Hội LHPN tỉnh Hòa Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất nội dung trong thúc đẩy bình đẳng giới, tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cũng như giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại địa bàn.

Tính đến tháng 4/2023, tỉnh đã thành lập được 185 tổ truyền thông cộng đồng với 8 tổ cấp tỉnh và 177 tổ cấp huyện, thành phố. Hội LHPN tỉnh cũng tổ chức 16 lớp tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành cho 960 người là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan về thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi; tổ chức bàn giao trang thiết bị (loa kéo trị giá 3 triệu đồng/loa) cho 8 tổ truyền thông cộng đồng tại các huyện: Yên Thủy, Cao Phong, Lạc Sơn và Đà Bắc.

Hội LHPN tỉnh còn tổ chức 12 lớp tập huấn, hướng dẫn thành lập, vận hành mô hình về bình đẳng giới cho 720 người liên quan tới mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”. Đến nay, tỉnh đã có 65 địa chỉ tin cậy trong đó 6 địa chỉ cấp tỉnh và 59 địa chỉ cấp huyện. Hội cũng bàn giao trang thiết bị gồm giường, tủ, bàn ghế, tủ thuốc, chăn đệm, ấm đun nước… trị giá 15 triệu đồng/mô hình tại 3 huyện: Yên Thủy, Cao Phong, Đà Bắc.

Ra mắt các mô hình truyền thông về bình đẳng giới hướng tới phụ nữ tại các thôn, bản.
Ra mắt các mô hình truyền thông về bình đẳng giới hướng tới phụ nữ tại các thôn, bản.

Ngoài ra, để đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong cộng đồng, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức 8 lớp tập huấn hướng dẫn thành lập đồng thời hướng dẫn vận hành mô hình cho 480 người. Tính đến nay đã thành lập 74 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với 4 câu lạc bộ cấp tỉnh và 70 câu lạc bộ cấp huyện.

Bên cạnh đó, từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2023, tỉnh Hòa Bình triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Đây là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh; qua đó thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em…

Thời gian tới, Hội Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thống, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng trên các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp đến địa phương. Đồng thời đẩy mạnh triển khai các mô hình hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện ở các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phụ nữ trẻ em thuộc khung khổ chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.