Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước-Nơi gửi gắm niềm tin của đồng bào, phật tử: Không ngừng củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc (Bài cuối)

Như Tâm - 11:11, 09/10/2022

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, xã hội của người Khmer và Phật giáo Nam tông. Ở đó, những vị chức chức sắc, sư sãi một lòng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, hoà hợp dân tộc tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết.

Ban trị sự GHPG tỉnh Kiên Giang được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 vì đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân
Ban trị sự GHPG tỉnh Kiên Giang được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 vì đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân

Sự gắn kết tạo bước phát triển mới

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới. Trong giai đoạn hiện nay, Hội đoàn kết SSYN các tỉnh, thành trong khu vực Tây Nam bộ, đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer, tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Các thành viên của Hội luôn tích cực tham gia công tác phật sự chung của Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt nam và công tác xây dựng chính quyền. Qua đó, tạo nên những bước phát triển mới, sức sống mới trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo.

Đặc biệt, các vị hội trưởng, phó hội trưởng Hội đoàn kết SSYN, còn giữ vị trí quan trọng trong GHPG Việt Nam tại địa phương, càng thể hiện sự gắn kết hiệu quả trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tại tỉnh Sóc Trăng, văn kiện của Đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2027 nêu rõ: “Trong nhiệm kỳ 5 năm qua, đã xây dựng uy tín của GHPG Việt Nam tỉnh Sóc Trăng ngày càng được nâng cao, sư sãi, tăng ni, phật tử ngày càng gắn bó, tin tưởng vào mục tiêu đạo pháp và phù hợp với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Với kết quả đạt được trong nhiệm kỳ,  Hòa thượng Tăng Nô - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, tiếp tục được suy cử làm Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Hoà thượng Thạch Hà - Hội trưởng Hội đoàn kết SSYN tỉnh Cà Mau được suy cử làm Trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh tại Hội nghị bất thường vào năm 2020
Hoà thượng Thạch Hà - Hội trưởng Hội đoàn kết SSYN tỉnh Cà Mau được suy cử làm Trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh tại Hội nghị bất thường vào năm 2020

Hay ở tỉnh Kiên Giang, Hoà thượng Danh Đổng, Hội trưởng Hội đoàn kết SSYN tỉnh đã liên tiếp được tín nhiệm suy cử làm Trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh nhiều nhiệm kỳ, với sự chỉ đạo của Hoà thượng, nhiệm kỳ 2017 -2022, Hội đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III, vì đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân.

Riêng TP. Cần Thơ và tỉnh Trà Vinh, hai vị Hoà thượng Phật giáo Nam tông đều được suy tôn giữ chức vị Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh và thành phố tại địa phương.

Ông Dương Sà Kha, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban Dân vận tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận: Sư sãi Phật giáo Nam tông, là những người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào Khmer, được Nhân dân sùng kính. Tiếng nói và các ý kiến của các vị có ý nghĩa tầm quan trọng đối với sinh hoạt của đồng bào Phật tử. Vì thế, khi các vị giữ vai trò là Trưởng ban trị sự GHPG Việt Nam của tỉnh, thành… sẽ tiếp tục làm cho vị thế và uy tín tăng lên, góp phần cho việc giữ gìn truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới.

Tiếp tục lan toả  sức mạnh đoàn kết

Với tỷ lệ 8/9 tỉnh, thành có các thành viên của Ban chấp hành Hội đoàn kết SSYN nằm trong Ban Ttrị sự GHPG của các tỉnh, thành. Điều này đã minh chứng, vai trò của Hội đoàn kết SSYN tiếp tục cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết trong ngôi nhà chung GHPG Việt Nam.

Hoà thượng Đào Như - Cố vấn Hội đoàn kết SSYN TP. Cần Thơ, cùng Bộ chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ tham gia môn thể thao truyền thống đồng bào Khmer nhân dịp tết cổ truyền Chol chnamThmay
Hoà thượng Đào Như - Cố vấn Hội đoàn kết SSYN TP. Cần Thơ, cùng Bộ chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ tham gia môn thể thao truyền thống đồng bào Khmer nhân dịp tết cổ truyền Chol chnamThmay

Thượng toạ Lý Minh Đức- Đại biểu Quốc hội, Phó Hội trưởng Hội đoàn kết SSYN tỉnh Sóc Trăng khẳng định: Ban Chấp hành Hội đoàn kết SSYN, sẽ tiếp tục tổ chức tập hợp vận động sư sãi, đồng bào phật tử phát huy tinh thần yêu nước, phụng đạo giúp đời, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo như lịch sử đã từng ghi nhận; không ngừng tu dưỡng đạo đức, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nêu cao tinh thần hòa hợp, bình đẳng các tôn giáo, cống hiến nhiều hơn nữa để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong phát biểu tại Đại hội GHPG TP. Cần Thơ nhiệm kỳ 2022 - 2027 vừa qua, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp tỉnh, thành phố cũng khẳng định: Hội Đoàn kết SSYN các tỉnh khu vực Tây Nam bộ luôn thực hiện phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, đoàn kết đồng bào, phật tử cùng chung tay xây dựng đời sống văn hoá mới, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, cùng tương trợ lan toả tấm lòng từ của những người con Phật, thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo.

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.