Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 2023

Lê Vũ - Trần Linh - 18:25, 15/06/2023

Ngày 15/6, Tại làng Dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra hội thi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

(Tin) Đặc sắc Hội thi tay nghề giỏi Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 2023
Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm khai mạc hội thi

Thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước là địa phương hiện có 2 làng nghề nổi tiếng lâu đời của đồng bào Chăm: Làng Gốm Bàu Trúc và làng Dệt Mỹ Nghiệp. Hội thi tay nghề giỏi là dịp tạo điều kiện cho Nhân dân trong các Làng nghề giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần quảng bá giới thiệu làng nghề truyền thống đến với du khách.

Đồng thời, đây cũng là dịp nâng cao hơn nữa tay nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ Chăm tại làng nghề thích ứng với các quy trình dệt thổ cẩm Chăm xưa và nay, am hiểu được các công đoạn như: Nhìn nhận, đánh giá nguyên liệu; gia công nguyên liệu để làm ra sợi; cách chế biến màu và nhuộm sợi; cách quay sợi, đánh ống; cách mắc sợi (móc chỉ); cách bắt ngo (tạo hoa văn) và cách dệt vải...

Chương trình có sự tham dự của 15 thí sinh, đông đảo Nhân dân cùng các ban, ngành đoàn thể thị trấn Phước Dân. Các thí sinh tham gia cuộc thi là các bà, các cô, các chị em, là những thợ dệt của làng Mỹ Nghiệp.

(Tin) Đặc sắc Hội thi tay nghề giỏi Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 2023 1
Các thí sinh đang thực hiện phần thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm Chăm

Phát biểu tại cuộc thi, bà Đàng Sinh Ái Chi - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Trưởng Ban giám khảo cho biết: “Việc UNESCO công nhận ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” sẽ giúp không những làng gốm Bàu Trúc có điều kiện bảo tồn, phát triển tốt hơn mà còn giúp cho làng dệt thổ cẩm Chăm phấn đấu, khôi phục lại lối dệt truyền thống cổ, bằng những nguyên liệu tại chỗ. Cuộc thi là dịp để cho phụ nữ Chăm có dịp giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như là việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái”.

Được biết trong ngày 16/6 sẽ tiếp tục diễn ra Hội thi tay nghề giỏi làm gốm Chăm tại Nhà cộng đồng làng gốm Bàu Trúc.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.