Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hơn 500 phụ nữ trình diễn áo dài giữa di sản Phong Nha - Kẻ Bàng

Anh Trúc - 12:15, 01/07/2023

Chương trình "Diễu hành áo dài quê hương di sản" và "Áo dài - Về miền di sản Quảng Bình" với hơn 500 phụ nữ tham gia trình diễn.

Thông qua các bộ sưu tập áo dài nhằm quảng bá, tuyên truyền về các địa danh, thắng cảnh, hệ thống hang động kỳ vĩ tại Phong Nha - Kẻ Bàng.
Thông qua các bộ sưu tập áo dài nhằm quảng bá, tuyên truyền về các địa danh, thắng cảnh, hệ thống hang động kỳ vĩ tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Tối 30/6, tại Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra chương trình "Diễu hành áo dài quê hương di sản" và chương trình nghệ thuật "Áo dài - Về miền di sản Quảng Bình".

Chương trình do Hội LHPN tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Bố Trạch tổ chức, nhân hoạt động Kỷ niệm 20 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Chương trình nhằm quảng bá, tuyên truyền về các địa danh, thắng cảnh, hệ thống hang động kỳ vĩ cùng những đặc trưng văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và các giá trị, tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh Quảng Bình thông qua các bộ sưu tập áo dài.

Tại chương trình, Hoa hậu Biển đảo Việt Nam năm 2022 Đinh Như Phương và hơn 500 cán bộ, hội viên phụ nữ Quảng Bình đã mặc áo dài, trình diễn dọc theo bờ sông Son, thị trấn Phong Nha.

Bên cạnh đó là chương trình nghệ thuật "Áo dài - Về miền Di sản Quảng Bình", trình diễn các bộ sưu tập áo dài qua các thời kỳ, áo dài hang động và áo dài được thiết kế dựa trên các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử của địa phương này.

Buổi trình diễn áo dài kết hợp âm nhạc và các clip trình chiếu giới thiệu du lịch Quảng Bình cũng như các tiết mục nghệ thuật minh họa đã mang đến cho người xem một buổi diễn đầy màu sắc và mang lại những cảm xúc không thể nào quên khi đến với Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.

Qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch, thực hiện văn hóa du lịch với phương châm "Mỗi người dân Quảng Bình là một hướng dẫn viên du lịch".

Đồng thời tôn vinh nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam, quảng bá hình ảnh của chiếc áo dài cũng như con người Việt Nam đến du khách và bạn bè quốc tế; tạo không khí vui tươi, sôi động hưởng ứng Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.