Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Minh Thu - 8 giờ trước

Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…

Thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ.
Thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đang đặt mục tiêu vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon toàn quốc vào năm 2028. Để đạt được mục tiêu này, cần chú trọng 5 giải pháp cốt lõi, gồm nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng cơ chế vận hành hiệu quả, áp dụng công nghệ giám sát độc lập, thành lập tổ chức điều phối quốc gia và hội nhập tiêu chuẩn quốc tế.

Theo một số chuyên gia nông nghiệp và môi trường, dù Việt Nam có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon từ các dự án lâm nghiệp, việc biến tiềm năng này thành hiện thực vẫn còn một hành trình dài.

Tại tọa đàm về tín chỉ carbon rừng được tổ chức sáng 21/11, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, Việt Nam đang phát triển chậm do “điểm nghẽn lớn nằm ở khung pháp lý”.

Theo phân tích của ông Nguyễn Đình Thọ, Luật Lâm nghiệp 2017 chưa làm rõ cơ chế chia sẻ lợi ích từ tín chỉ carbon, khiến việc thu hút đầu tư gặp khó khăn. Tuy nhiên, chỉ tính riêng 2 triệu ha rừng trồng, mỗi ha có thể tạo ra thêm 120.000 tấn CO2 trong 10 năm.

“Điều này sẽ mở ra triển vọng kinh tế lớn nếu khung chính sách được hoàn thiện và chia sẻ lợi ích minh bạch” - ông Nguyễn Đình Thọ chia sẻ.

Theo một số chuyên gia nông nghiệp và môi trường, dù Việt Nam có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon từ các dự án lâm nghiệp, việc biến tiềm năng này thành hiện thực vẫn còn một hành trình dài.
Theo một số chuyên gia nông nghiệp và môi trường, dù Việt Nam có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon từ các dự án lâm nghiệp, việc biến tiềm năng này thành hiện thực vẫn còn một hành trình dài.

Còn theo chia sẻ của đại diện Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, tín chỉ carbon cần được xử lý nhanh chóng bởi giá trị của chúng sẽ giảm theo thời gian, ảnh hưởng đến mức giá giao dịch. Hiện vẫn còn tồn tại những khó khăn trong việc chi trả tín chỉ carbon từ thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam, với khoản thu dự kiến 51,5 triệu USD từ việc chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 5,9 triệu tín chỉ chưa được chuyển giao do chưa tìm được đối tác.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng nhằm thu hút đầu tư và vận hành hiệu quả thị trường tín chỉ carbon, với mục đích không chỉ giảm phát thải mà còn phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Bởi những thành tựu ban đầu như ký kết thỏa thuận chuyển nhượng tín chỉ carbon với WB; triển khai chi trả tại các tỉnh Bắc Trung bộ hay giảm phát thải từ rừng trồng cho thấy tiềm năng lớn của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, các giải pháp được đề xuất để phát triển thị trường tín chỉ carbon gồm xây dựng khung pháp lý rõ ràng, vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia, ứng dụng công nghệ giám sát độc lập, khuyến khích đầu tư tư nhân và quốc tế. Đồng thời đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp thông qua cơ chế chia sẻ minh bạch và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Để tiến xa hơn, cần khắc phục điểm yếu về pháp lý, đồng bộ hóa các chính sách và đảm bảo lợi ích của người dân. “Vai trò của Nhà nước nên dừng ở việc hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp phát triển. Ngay từ bây giờ phải nghĩ tới cơ chế tư vấn và giám sát độc lập,”, ông Hà Công Tuấn nhận định.

Tín chỉ carbon được coi là công cụ thiết yếu để thực hiện các cam kết giảm phát thải. Hai thị trường chính là thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc, với mức giá dao động từ 1-200 USD/tín chỉ tùy thuộc vào loại hình dự án và tiêu chuẩn áp dụng. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2023, khu vực Bắc Trung bộ và Tây Nguyên đã giảm phát thải 15,3 triệu tấn CO2 và dự kiến đạt 16,5 triệu tấn trong năm 2024. Đây là cơ sở để Việt Nam chuyển tín chỉ carbon cho Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) hoặc tổ chức đấu giá nhằm thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.