Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lào Cai: Huyện Bảo Yên có 3 nghề truyền thống được công nhận

Trọng Bảo - 07:54, 28/05/2024

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 công nhận 3 nghề truyền thống trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024.

Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã có trên 100 năm tuổi
Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã có trên 100 năm tuổi

Theo đó, nghề Đan lát dân tộc Tày xã Nghĩa Đô, nghề Làm cốm của tộc Tày xã Việt Tiến và nghề Thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ xã Cam Cọn là 3 nghề truyền thống của huyện Bảo Yên được công nhận.

Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến có từ trên 50 năm và hiện nay đang hoạt động ổn định; thời gian làm nghề 3 tháng/năm với giá thành 70.000 đồng/kg; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là lúa nếp địa phương tại xã Việt Tiến, với quy trình công nghệ sản xuất: Lúa sữa non, sao sấy, giã tách vỏ, sàng sảy làm sạch, giã mỏng hạt, sảy bụi, đóng gói. Nghề Làm cốm là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày và gắn với tên tuổi của xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Định hướng trong thời gian tới, các cơ sở nghề trên địa bàn xã sẽ tiếp tục duy trì sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn đã xuất hiện tại địa phương được trên 50 năm và tiếp tục phát triển đến nay. Thời gian làm nghề 20 - 25 ngày/tháng với giá thành sản phẩm từ 90.000 - 100.000 đồng/m; thị trường tiêu thị trong xã Cam Cọn và trên địa bàn huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu do Nhân dân cung cấp và thu mua từ các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao họ; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình.

Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã có trên 100 năm và đang tiếp tục được người dân lưu giữ và phát triển. Thời gian làm nghề 20 - 22 ngày/tháng với giá thành từ 50.000 - 150.000 đồng/sản phẩm; thị trường tiêu thị trong và ngoài huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu giang, nứa, tre… tại địa phương và các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề mang đậm bản sắc dân tộc Tày; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ mở lớp dạy nghề, phát triển thành làng nghề và thu hút đầu tư, thành lập hợp tác xã thu mua, có thị trường tiêu thụ ổn định.