Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quỳnh Trâm - 11:19, 13/02/2023

Lễ đón nhận Bằng công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 sẽ được tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 11 - 13/3. Lễ hội năm nay cũng là dịp kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023).

Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội đền Bà Triệu
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội đền Bà Triệu

Lễ hội năm nay và Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh. Lễ khai mạc bắt đầu từ 8h, ngày 11/3, tại Khu di tích Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc). Lễ dâng hương diễn ra sau đó tại các địa điểm gồm: Chính điện Đền Bà Triệu, lăng mộ Bà Triệu trên núi Tùng (nơi bà tuẫn tiết), lăng mộ 3 vị tướng quân họ Lý chân núi Tùng, Đền Đệ Tứ, Miếu Bàn Thề và Đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc.

Tiếp theo phần lễ là phần hội với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với sự tham gia của hàng trăm diễn viên chuyên và không chuyên, được dàn dựng công phu và hoành tráng. Màn nghệ thuật sân khấu hóa sẽ tái hiện sinh động cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô của nghĩa quân Bà Triệu, nữ hào kiệt đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc với câu nói bất hủ được truyền tụng muôn đời: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ngoài biển Đông chứ không chịu khom lưng, làm tỳ thiếp cho người”.

Đền Bà Triệu được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật khu di tích Bà Triệu là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014
Đền Bà Triệu được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật khu di tích Bà Triệu là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014

Ngoài chương trình nghệ thuật, Lễ hội còn có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, các hoạt động thể dục thể thao; cùng với hoạt động trưng bày hiện vật, sách báo, tranh ảnh và tư liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của “Vua Bà”, giới thiệu về di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu.

Được biết, hằng năm, từ ngày 19 - 24/2 Âm lịch, Nhân dân và du khách thập phương lại đổ về dự hội với dân làng Phú Điền để tưởng nhớ Bà Triệu. Đây là một hoạt động văn hóa mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh khí phách anh hùng của hậu thế đối với Bà Triệu - nữ Anh hùng dân tộc của xứ Thanh.

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích Đền Bà Triệu còn lại cho đến ngày nay là tài sản văn hóa vô giá của Nhân dân Thanh Hóa và của cả dân tộc cần được quan tâm bảo vệ và phát huy. Với những giá trị đặc biệt đó, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu. Đây là sự thể hiện sinh động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.