Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Mường Xia được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quỳnh Trâm - 10:11, 15/02/2023

Thông tin từ UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), từ ngày 28/2 - 1/3, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2023 và tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia.

Nghi thức rước Hòn Đá Vía lên đền thờ Tư Mã Hai Đào
Nghi thức rước Hòn Đá Vía lên đền thờ Tư Mã Hai Đào

Theo kế hoạch, Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia và Lễ hội Mường Xia năm 2023 sẽ được tổ chức quy mô cấp huyện. Lễ khai mạc bắt đầu từ 8 giờ ngày 1/3/2023 (tức ngày 10/2 năm Quý Mão) tại sân Lễ hội bản Chung Sơn (xã Sơn Thủy). Lễ nghi tại 5 điểm thờ cúng, gồm: địa điểm Hòn Đá Vía; đền Chính thờ thần Tư Mã; Xứa Tú Nặm - nơi núi Pha Dùa; Sần Cuống Xộp Xia để cúng lễ cho binh lính của thần bị chết trận; và cuối cùng là Sần Phiềng Phay.

Lễ hội Mường Xia là dịp người dân trong vùng thể hiện sự tri ân công ơn Tư Mã Hai Đào với nhiều lễ vật gắn với đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Thái
Lễ hội Mường Xia là dịp người dân trong vùng thể hiện sự tri ân công ơn Tư Mã Hai Đào với nhiều lễ vật gắn với đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Thái

Lễ hội được tổ chức 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nghi lễ rước đá vía, đồ tế lễ về đền và dâng hương tại Đền thờ Tư mã Hai Đào. Phần hội với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa về chuyện tình Pha Dua và Tướng quân Tư mã Hai Đào. Nhằm tôn vinh về tình yêu của đôi trai tài gái sắc nơi núi Pha Dùa, những phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người Thái đất Mường Xia và thể hiện sự tri ân công đức của các thế hệ đối với vị thần có công bảo vệ biên cương lãnh thổ, xây dựng Mường Xia trở nên phồn thịnh.

Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động thể thao đặc sắc như bóng chuyền đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ và các trò diễn dân gian của địa phương như ném còn, to lẹ, đánh đu, chọi cù, đi cà kheo...
Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động thể thao đặc sắc như bóng chuyền đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ...

Ngoài ra, trong Lễ hội, huyện Quan Sơn còn tổ chức giải bóng chuyền cấp huyện, các trò chơi dân gian truyền thống và tổ chức hội thi văn nghệ quần chúng tại các điểm du lịch cộng đồng bản Ngàm (xã Sơn Điện), động Bo Cúng (xã Sơn Thủy) và các hoạt động tham quan trải nghiệm…

Lễ hội Mường Xia được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 3
và các trò diễn dân gian của địa phương như ném còn, to lẹ, đánh đu, chọi cù, đi cà kheo...

Được biết, Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng độc đáo, đậm đà bản sắc và gắn với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Thái huyện Quan Sơn. Lễ hội cũng là dịp để người dân trong vùng tri ân, tưởng nhớ công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lao to lớn tiến quân lên vùng biên viễn, diệt trừ quân xâm lược, trấn ải biên cương và mang lại cho người dân dọc biên giới phía tây Thanh Hóa cuộc sống yên lành, no ấm. Sau khi mất, tướng quân Tư Mã Hai Đào đã được Nhân dân trong vùng tôn thành thần Tư Mã Pha Dùa - người giữ vía cho bản mường.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.