Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ “Mừng Lúa mới” của người Khơ Mú ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 19:25, 30/09/2023

Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Nậm Nhùn và Than Uyên. Cuộc sống người Khơ Mú gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính điều đó đã góp phần hình thành nên một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp. Một trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú là lễ “Mừng Lúa mới” hay còn gọi là “Mạ Mạ Mê”. Lễ diễn ra sau khi đã thu hoạch xong, nhằm tạ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi và mùa màng được bội thu…

Trước khi thu hoạch lúa, các gia đình, dòng họ trong bản chọn đám nương của hộ gia đình nào đó trong bản tiến hành làm nghi lễ “Gọi hồn lúa” hay “Gọi mẹ lúa”, tiếng Khơ Mú gọi là “Mạ Ngọ”.
Trước khi thu hoạch lúa, các gia đình, dòng họ trong bản chọn đám nương của hộ gia đình nào đó trong bản tiến hành làm nghi lễ “Gọi hồn lúa” hay “Gọi mẹ lúa”, tiếng Khơ Mú gọi là “Mạ Ngọ”.
Việc thu hoạch lúa mang về làm lễ được thực hiện ngay trong buổi sáng sớm ngày tổ chức lễ.
Việc thu hoạch lúa mang về làm lễ được thực hiện ngay trong buổi sáng sớm ngày tổ chức lễ.
Các bông thu hoạch về sẽ được tẽ ra từng hạt theo cách làm riêng của người Khơ Mú.
Các bông thu hoạch về sẽ được tẽ ra từng hạt theo cách làm riêng của người Khơ Mú.
Sau đó lúa được sàng sảy sạch sẽ...
Sau đó lúa được sàng sảy sạch sẽ...
Phụ nữ Khơ Mú sẽ tự tay làm ra các sản phẩm cốm để dâng lên các đấng thần linh trong lễ cúng.
Phụ nữ Khơ Mú sẽ tự tay làm ra các sản phẩm cốm để dâng lên các đấng thần linh trong lễ cúng.
Lúa được rang lên để chuẩn bị làm cốm.
Lúa được rang lên để chuẩn bị làm cốm.
Cốm làm lễ mừng lúa mới được giã bằng tay theo cách làm truyền thống của người Khơ Mú.
Cốm làm lễ mừng lúa mới được giã bằng tay theo cách làm truyền thống của người Khơ Mú.
Dân bản làm thịt gà để dâng cúng lễ
Dân bản làm thịt gà để dâng cúng lễ
Trước ngày làm lễ, đàn ông trong bản lên rừng, xuống suối đánh bắt cá và bẫy thú về làm thực phẩm.
Trước ngày làm lễ, đàn ông trong bản lên rừng, xuống suối đánh bắt cá và bẫy thú về làm thực phẩm.
Người Khơ Mú ở (Lai Châu) quan niệm, mâm lễ cúng trong Lễ hội Mạ Mạ Mê càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình, làng bản.  (Trong ảnh: Thầy cúng thực hiện nghi thức “Gọi hồn lúa” để mang lúa về nhà)
Người Khơ Mú ở (Lai Châu) quan niệm, mâm lễ cúng trong Lễ hội Mạ Mạ Mê càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình, làng bản. (Trong ảnh: Thầy cúng thực hiện nghi thức “Gọi hồn lúa” để mang lúa về nhà)
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.