Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm

Thùy Dung - 09:22, 06/10/2020

Thấu hiểu những khó khăn vất vả và sự thiệt thòi trong việc học chữ của trẻ em dân tộc Ba Na trong làng nên đôi vợ chồng A Kâm - Y Thoan ở xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) đã mở một lớp học tại nhà hơn 5 năm nay để dạy chữ miễn phí cho các em.

Anh A Kâm- người mở lớp dạy chữ miễn phí cho trẻ em ở làng Kon K’tu
Anh A Kâm- người mở lớp dạy chữ miễn phí cho trẻ em ở làng Kon K’tu

Chúng tôi tìm về nhà anh A Kâm làng Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa khi những đứa trẻ bắt đầu nối chân nhau đến nhà anh học bài. Anh A Kâm và vợ Y Thoan cho biết, cả hai vợ chồng đều tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum nhưng không xin được việc làm, nên họ quyết định trở về làng để làm nông. Tuy vậy, lòng vẫn đau đáu với nghề dạy học. 

Trở về làng, chứng kiến trẻ em ít được cha mẹ quan tâm, kèm cặp việc học sau những buổi lên lớp, vợ chồng A Kâm cứ trăn trở mãi về những thiệt thòi của những đứa trẻ trong làng. Nhiều đêm vợ chồng cùng thức trắng nói chuyện, bàn bạc với nhau xem có cách nào để giúp lũ trẻ trong làng bớt đi những thua thiệt trong việc học hành. Thế rồi vợ chồng A Kâm quyết định sẽ mở lớp dạy học miễn phí ở nhà để giúp trẻ em trong làng vươn lên. 

Thời gian đầu, khi vợ chồng A Kâm, Y Thoan đi vận động các em đến nhà mình học chữ, nhiều phụ huynh vẫn chưa quan tâm đến việc học của con em mình nên không động viên trẻ đi học. Vì vậy, lớp học chỉ có 3 - 5 em. Không bỏ cuộc, vợ chồng A Kâm nghĩ ra cách bỏ tiền mua bánh kẹo để chiêu dụ học sinh. Từ sự tận tụy, tâm huyết của cả hai vợ chồng, đến nay, sau 5 năm thành lập, lớp học đã có hơn 300 lượt học sinh tham gia.

Lớp học của vợ chồng anh A Kâm rất đơn sơ, chỉ với 2 cái bảng được chia riêng biệt để 2 vợ chồng dạy riêng từng môn và vài cái bóng điện đủ thắp sáng thuận tiện cho việc học của các em. “Những ngày đầu, lớp học của vợ chồng mình bố trí ở trong nhà, chỉ sắp xếp được 2 - 3 bộ bàn ghế. Sau này, trẻ theo học càng nhiều, vậy là bàn ghế cũng phải tăng đến 20 - 30 bộ, mình phải mở rộng ra trước khoảng sân nhà để dạy học cho lũ trẻ. Nhiều năm nay, cứ đúng 5h chiều là các em đến nhà mình để học. Lớp học duy trì từ thứ 2 đến thứ 6. Vợ chồng mình phân chia nhau để dạy cho các em, hôm thì học Toán, hôm học Tiếng Việt. Ngoài ra, vợ chồng mình còn dạy cả môn Tiếng Anh với mong muốn sau này các em có thể góp phần phát triển du lịch địa phương”, anh A Kâm cho biết.

Nhiều năm nay, cứ đúng 5h chiều là các em đến nhà mình để học. Lớp học duy trì từ thứ 2 đến thứ 6. Vợ chồng mình phân chia nhau để dạy cho các em, hôm thì học Toán, hôm học Tiếng Việt. Ngoài ra, vợ chồng mình còn dạy cả môn Tiếng Anh với mong muốn sau này các em có thể góp phần phát triển du lịch địa phương”.

Anh A Kâm cho biết.

Chị Y Thoan tiếp lời chồng: “Mỗi ngày vợ chồng mình dạy cho khoảng 40 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 8. Có những hôm lớp học lên đến 60 em. Do học sinh ở nhiều khối khác nhau nên hai vợ chồng thay phiên nhau để giảng dạy cho các em. Hôm nào các em vào đợt thi thì tăng thời gian học nhiều hơn”.

Nói về lớp học của thầy A Kâm và cô Y Thoan, em Y Tuynh, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học và THCS Đăk Rơ Wa cho biết: Em đi học lớp thầy A Kâm 3 năm nay rồi. Tham gia lớp học, em có thời gian trau dồi kiến thức. Ngoài học Toán, Tiếng Việt, thầy cô còn dạy thêm Tiếng Anh. Nhờ thầy cô dạy thêm, em đến trường tiếp thu kiến thức tốt hơn và được thầy cô ở trường khen tiến bộ lên nhiều. Năm học vừa rồi, em đạt được danh hiệu học sinh Giỏi của lớp. Em rất biết ơn thầy A Kâm, cô y Thoan và muốn theo học lớp này nhiều năm nữa.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.