Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Mèo Vạc (Hà Giang): Ra mắt mô hình dòng họ Hờ tự quản về ANTT gắn với xóa bỏ hủ tục

Hà Linh - 00:16, 30/08/2024

Xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Dòng họ Hờ tự quản về an ninh trật tự gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” tại thôn Ha Ía.

Lễ ra mắt mô hình “Dòng họ Hờ tự quản về ANTT gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” tại thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang)
Lễ ra mắt mô hình “Dòng họ Hờ tự quản về ANTT gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” tại thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang)

Tham dự có lãnh đạo Công an huyện Mèo Vạc, Ban Dân vận Huyện ủy, cấp ủy chính quyền xã Cán Chu Phìn và các hộ gia đình thuộc dòng họ Hờ.

Há Ía là thôn còn nhiều khó khăn của xã Cán Chu Phìn. Hiện nay thôn có 144 hộ, với 819 nhân khẩu, hộ nghèo chiếm hơn 60%. 100% người dân sinh sống trong thôn là đồng bào DTTS sinh sống, trong đó, dân tộc Mông chiếm 99%.

Lãnh đạo xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) trao Quyết định thành lập mô hình cho đại diện dòng họ Hờ
Lãnh đạo xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) trao Quyết định thành lập mô hình cho đại diện dòng họ Hờ

Thôn có 28 đảng viên. Người dân trong thôn sống rải rác, tập quán truyền thống, canh tác chủ yếu trồng ngô là chính, trong thôn vẫn còn tồn tại một số hủ tục như: Tang ma kéo dài ngày, giết mổ nhiều gia súc, một số dòng họ chưa cho người chết vào áo quan, việc duy trì các hoạt động lễ hội, thể thao truyền thống chưa được đẩy mạnh.

Đại diện dòng họ Hờ thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) ký cam kết thực hiện về ANTT gắn với xóa bỏ hủ tục
Đại diện dòng họ Hờ thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) ký cam kết thực hiện về ANTT gắn với xóa bỏ hủ tục

Dòng họ Hờ có 36 hộ, 174 nhân khẩu, sau khi ra mắt mô hình, các thành viên trong dòng họ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện và địa phương, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ). Các hộ gia đình trong dòng họ ký cam kết bảo đảm về ANTT như: Không bạo lực gia đình; không khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản; không vi phạm luật giao thông đường bộ; không tham gia vào các tệ nạn xã hội…

Lãnh đạo Công an huyện, Ban Dân vận Huyện ủy và cấp ủy chính quyền xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tặng quà các hộ gia đình trong dòng họ Hờ
Lãnh đạo Công an huyện, Ban Dân vận Huyện ủy và cấp ủy chính quyền xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tặng quà các hộ gia đình trong dòng họ Hờ

Về bài trừ hủ tục: Không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, kéo vợ trái pháp luật; khi tổ chức đám tang chỉ giết mổ 1 con bò, ít gia cầm, đám tang tổ chức không quá 48 tiếng, đưa người chết vào áo quan, không theo học đạo trái pháp luật, khi có người ốm phải đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không chữa bệnh bằng các hình thức mê tín, dị đoan…

Thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) có 100% đồng bào DTTS sinh sống
Thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang)

Việc ra mắt các dòng họ tự quản về ANTT gắn với xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng bài trừ các hủ tục ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang” và Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về “Thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; các nghị quyết của huyện, xã về xóa bỏ hủ tục và nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào bảo vệ ANTQ trên địa bàn huyện Mèo Vạc; góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, các hủ tục được đẩy lùi, đời sống của đồng bào DTTS nơi đây ngày càng được nâng lên.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.