Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Phương Nghi - 14:56, 05/10/2024

Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.

Từ nguồn vốn thực hiện Dự án 4, hệ thống giao thông xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo cho việc lưu thông của người dân
Từ nguồn vốn thực hiện Dự án 4, hệ thống giao thông xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo cho việc lưu thông của người dân

Năm 2022, gia đình anh Thạch Ry, ở ấp Tân Qui A, xã Tân Hưng được hỗ trợ 44 triệu đồng để làm nhà ở từ nguồn vốn của Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719. Anh Ry vay mượn thêm bà con, họ hàng, nhờ bạn bè giúp đỡ và hoàn thiện căn nhà mới khang trang, sạch đẹp.

“Có nhà mới, không sợ mưa gió nữa, gia đình rất phấn khởi, bây giờ chỉ lo tập trung làm ăn, phát triển kinh tế và nuôi các con ăn học”, anh Ry chia sẻ.

Cùng với hỗ trợ nhà ở, nguồn vốn từ Dự án 1 đã tạo điều kiện cho nhiều hộ DTTS được chuyển đổi nghề, vươn lên phát triển kinh tế. Như trường hợp anh Sơn Khuôl, ở ấp Tân Qui B là hộ nghèo, thu nhập chính từ công việc phụ hồ. Nhờ nguồn vốn từ Dự án 1, anh Sơn Khuôl được hỗ trợ 1 chiếc máy cưa cây. Có công cụ, anh cưa cây thuê cho người dân trong và ngoài xã, bình quân hằng tháng có thu nhập khoảng 7 triệu đồng.

Đời sống đồng bào DTTS ở huyện Long Phú có bước chuyển biến tích cực nhờ Chương trình MTQG 1719. Toàn huyện hiện còn 401 hộ nghèo dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 5,78%); hộ cận nghèo dân tộc Khmer còn 272 hộ (chiếm tỷ lệ 3,92%). Đã có 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Phú

Ông Đỗ Thống Nhất, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng cho biết: “Trong năm 2022 - 2023, xã được phân bổ gần 10 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đến nay, Tân Hưng đã giải ngân trên 6,1 tỷ đồng để thực hiện các Dự án 1, Dự án 3 và Dự án 4. Trong đó giải ngân hỗ trợ nhà ở cho 101 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 104 hộ; hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 34 hộ DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo với mô hình nuôi bò sinh sản; đầu tư xây dựng mới và duy tu, bảo dưỡng 4 công trình đường giao thông nông thôn”.

Còn ở ấp Nước Mặn, xã Long Phú, gia đình anh Thạch Sà Rây thuộc diện hộ nghèo. Không đất sản xuất, cả hai vợ chồng làm thuê, làm mướn quanh năm nhưng vẫn chưa dành dụm đủ tiền xây dựng nhà mới.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, ngoài việc được xét hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Dự án 1, gia đình anh Rây còn được xét hỗ trợ 200 con gà giống. Nhờ đó, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn, có điều kiện lo cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn.

Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Phú cho biết: Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 - 2025 đã được triển khai trên toàn huyện với tổng kinh phí gần 66 tỷ đồng. Huyện tập trung đầu tư hỗ trợ nhà ở 253 hộ, chuyển đổi nghề 395 hộ, nước sinh hoạt phân tán 92 hộ, xây dựng 27 công trình giao thông nông thôn tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS; duy tu, sửa chữa 10 công trình giao thông, xây dựng 9 mô hình hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế...

Mô hình nuôi cá thác lác của hộ Thạch Bal, dân tộc Khmer ở ấp Ko Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú
Mô hình nuôi cá thác lác của hộ Thạch Bal, dân tộc Khmer ở ấp Ko Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú

“Đến nay, đời sống đồng bào DTTS ở huyện Long Phú có bước chuyển biến tích cực nhờ Chương trình MTQG 1719. Toàn huyện hiện còn 401 hộ nghèo dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 5,78%); hộ cận nghèo dân tộc Khmer còn 272 hộ (chiếm tỷ lệ 3,92%). Đã có 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đã khẳng định rằng Chương trình MTQG 1719 có hiệu quả rất cao, người dân rất phấn khởi khi được thụ hưởng”, ông Lê Thanh Phương cho biết.

Nhờ sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đến nay, cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng có đông đồng bào DTTS của huyện Long Phú từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên. Đây chính là tiền đề, là động lực để địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Tràng Định (Lạng Sơn): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tràng Định (Lạng Sơn): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác này. Thông qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số, huyện hướng tới mục tiêu phục vụ hiệu quả cao nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.
Đọc nhiều