Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nếp nhà

Nguyệt Anh - 23:14, 10/07/2021

Những lễ nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cái dành cho cha mẹ mình chính là những nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa giáo dục nhân văn, sâu sắc nhằm củng cố nếp nhà.

Trong Lễ tạ ơn của người Gia Rai, con cái sẽ tặng vải zèng cho cha mẹ, nói lời cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha, mẹ để hôm nay các con đã trưởng thành.
Trong Lễ tạ ơn của người Gia Rai, con cái sẽ tặng vải zèng cho cha mẹ, nói lời cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ để hôm nay các con đã trưởng thành.

Người Việt Nam xưa thường có câu: “Nhà phải có gia phong”, đó chính là nếp nhà, mà bây giờ nếp nhà được gọi là văn hóa gia đình. Nền nếp gia đình xưa trong giao tiếp, ứng xử là phải “có trên, có dưới”, “có trước, có sau”; “trọng già, quý trẻ”… Có điều gì chưa phù hợp thì từ tốn đưa ra ý kiến trao đổi để đi tới hòa đồng. Một triết lý sống đơn giản như thế, nhưng đã góp phần giữ gìn hạnh phúc cho biết bao thế hệ các gia đình Việt Nam.

Nét nổi bật nhất trong nếp nhà, truyền thống văn hoá gia đình của người Việt Nam nói chung, cộng đồng các DTTS ở Việt Nam nói riêng là luôn ghi nhớ cội nguồn, biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Đơn cử như ở Tây Nguyên, từ xa xưa, đồng bào các dân tộc Ba Na, Gia Rai đã có một nét đẹp trong văn hóa ứng xử được gìn giữ đến tận hôm nay, đó là Lễ Tạ ơn cha mẹ.

Ở Tây Nguyên, đồng bào Gia Rai và Ba Na đều có nghi lễ văn hóa mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc, đó là Lễ tạ ơn cha mẹ
Ở Tây Nguyên, đồng bào Gia Rai và Ba Na đều có nghi lễ văn hóa mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc, đó là Lễ tạ ơn cha mẹ

Lễ Tạ ơn được những người con đã trưởng thành, có điều kiện kinh tế tổ chức để cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình. Trong buổi lễ, người con thể hiện sự hiếu thuận, lòng biết ơn cha mẹ bằng những việc làm thiết thực như: Tự tay nấu những món ăn ngon dâng lên mời cha, mẹ thưởng thức; khơi ché rượu cần mời cha, mẹ uống; tặng vải zèng cho cha mẹ; nói lời cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha, mẹ để hôm nay các con đã trưởng thành.

Ở miền núi phía Bắc, đồng bào dân tộc Thái (nhóm Thái đen) cũng có Lễ Tạ ơn do vợ chồng người con rể đứng ra tổ chức để tạ ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vợ. Trong lễ Tạ ơn này, người con rể tự tay nấu cỗ để dâng lên mời cha mẹ vợ; tặng đôi vòng tay (bằng vàng hoặc bạc) cho mẹ và tặng quần áo cho cha thể hiện lòng biết ơn, cùng lời chúc cha mẹ sống lâu trăm tuổi, gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ.

Những lễ nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cái dành cho cha mẹ mình chính là những nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa giáo dục nhân văn, sâu sắc nhằm củng cố nếp nhà. 

Tin cùng chuyên mục
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.