Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

“Pây Tái” - lễ báo hiếu của người Nùng

PV - 14:52, 03/09/2020

Với người Nùng ở Tuyên Quang, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Tên gọi là Tết Rằm tháng Bảy nhưng thực chất lễ cúng sẽ được tiến hành vào ngày 14/7 âm lịch. Điều đặc biệt ở đây là tất cả nhưng món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng.

Người dân thôn Ngọc Lâu, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) gói bánh gai để dâng lên tổ tiên trong ngày Rằm
Người dân thôn Ngọc Lâu, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) gói bánh gai để dâng lên tổ tiên trong ngày Rằm

Người Nùng quan niệm, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải phụng dưỡng nhà chồng. Vì vậy, ngày mùng 2 tháng giêng và ngày rằm tháng bảy là dịp họ cùng chồng con trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay được chăm sóc cha mẹ. Việc này không chỉ thể hiện sự báo hiếu với cha mẹ đẻ mà còn là dịp để chàng rể thể hiện tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ đã vất vả khó nhọc sinh thành và chăm sóc, dạy dỗ cho cô gái mà mình lấy về làm vợ.

Chị Lý Thị Loan, thôn Soi Trinh, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa) vừa soạn đồ lễ về Tết Rằm tháng Bảy bố mẹ đẻ vừa nói, món ăn không thể thiếu trong dịp Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" là thịt vịt. Theo truyền thuyết, vịt được coi là con vật thiêng trong tâm linh của người Nùng, vì vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Con vịt đó có công cõng gà trống vượt biển (khảm hải) đi cống sứ mường trời vào ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Vì vậy, người Nùng thường có câu: Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết (nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt). Rằm tháng Bảy này, vợ chồng chị đã chuẩn bị quà cho cha mẹ là một đôi vịt béo, một chục bánh gai. Những chiếc bánh gai cũng do chị tự làm để thể hiện tấm lòng hiếu kính cha mẹ. Ngoài ra vợ chồng chị cũng tự tay tay chuẩn bị những “bộ đồ giấy” được thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ để “gửi” cho ông bà tổ tiên.

Rằm tháng Bảy ở đây còn mang nhiều ý nghĩa khác. Đây là dấu mốc quan trọng của quá trình sản xuất trong năm. Mùa này, bà con thu hoạch xong vụ lúa chiêm, vụ ngô và cấy xong vụ mùa và chờ mùa thu hoạch. Vì thế, bà con mở tiệc ăn mừng, làm cỗ thắp hương mời tổ tiên về chứng kiến và mong tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây lúa sinh trưởng tốt tươi, vụ này trúng mùa

Qua thời gian, tục lệ ăn Tết Rằm tháng Bảy của người Nùng vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống từ ngàn xưa. Dù cách làm, phong tục mỗi nơi, mỗi dân tộc khác nhau nhưng tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên trong ngày Rằm tháng Bảy đều hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.