Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Vũ Mừng - Sơn Tùng - 06:44, 26/06/2024

Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.

Người Dao lù gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi Mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao lù gang thường được diễn ra vào ban đêm
Người Dao lù gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi Mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao lù gang thường được diễn ra vào ban đêm
Trước khi rời nhà, những người thân trong gia đình ân cần dặn dò cô dâu về nghi thức tổ chức đám cưới
Trước khi rời nhà, những người thân trong gia đình ân cần dặn dò cô dâu về nghi thức tổ chức đám cưới
Ngay từ 2 giờ sáng, khi bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu Dương Thị Linhđã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa
Ngay từ 2 giờ sáng, khi bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu Dương Thị Linh đã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa
Sau đó là Lễ tơ hồng - Nghi thức quan trọng nhất của đám cưới. Chú rể Triệu Văn Sơn bước ra, đến bàn thờ tổ tiênthực hiện lễ vái, gồm vái gia tiên, thầy cúng, bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái. Lúc này, cả cô dâu và chú rể đều được hai người đứng đằng sau hỗ trợ. Hai người này được lựa chọn kỹ càng, phải là những người có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và có uy tín trong bản làng
Sau đó là Lễ tơ hồng - Nghi thức quan trọng nhất của đám cưới. Chú rể Triệu Văn Sơn bước ra, đến bàn thờ tổ tiên thực hiện lễ vái, gồm vái gia tiên, thầy cúng, bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái. Lúc này, cả cô dâu và chú rể đều được hai người đứng đằng sau hỗ trợ. Hai người này được lựa chọn kỹ càng, phải là những người có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và có uy tín trong bản làng
Phần lễ đón dâu là nghi lễ được tổ chức long trọng nhất, có đội trống kèn và đông đảo họ hàng hai bên chứng kiến. Họ hàng nhà trai đứng hai bên, đón đoàn nhà gáicùng người thổi kèn Pí Lè và đánh trống nhạc cụ dân tộc
Phần lễ đón dâu là nghi lễ được tổ chức long trọng nhất, có đội trống kèn và đông đảo họ hàng hai bên chứng kiến. Họ hàng nhà trai đứng hai bên, đón đoàn nhà gáicùng người thổi kèn Pí Lè và đánh trống nhạc cụ dân tộc
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cửa nhà trai. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phụ dâu bên cạnh, phụ dâu trước và sau sẽ che ô, còn cô dâu phủ khăn đi giữa
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cửa nhà trai. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phụ dâu bên cạnh, phụ dâu trước và sau sẽ che ô, còn cô dâu phủ khăn đi giữa
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ xong, người thân hai nhà mang rượu ra, rót ra chén để trên một cái sàng gạo và thực hiện lễ uống rượu nhập tổ, tạ ơn bà con họ hàng đến giúp. Cùng với đó, cô dâu và chú rể sẽ uống chén rượu “hồi phúc” với thầy cúng để cảm ơn và mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ xong, người thân hai nhà mang rượu ra, rót ra chén để trên một cái sàng gạo và thực hiện lễ uống rượu nhập tổ, tạ ơn bà con họ hàng đến giúp. Cùng với đó, cô dâu và chú rể sẽ uống chén rượu “hồi phúc” với thầy cúng để cảm ơn và mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn
Tin cùng chuyên mục
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.