Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Nguyễn Sơn Tùng - Vũ Mừng - 10:52, 31/08/2024

Người Dao Lù Gang di cư từ xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc đến xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, người Dao Lù Gang vẫn giữ được nét đẹp trong lễ cưới, đặc biệt, trang phục cô dâu, chú rể rất cầu kỳ, nhiều màu sắc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số hình ảnh ghi lại từ lễ cưới của người Dao Lù Gang.

Theo phong tục, cô dâu người Dao Lù Gang về nhà chồng vào lúc sáng sớm. Ngoài của hồi môn, cô dâu chuẩn bị hai bộ trang phục, một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai. 

Trang phục cô dâu gồm khăn che mặt, áo nhiều lớp và bốn thắt lưng thêu hoa. Ngoài ra, cô dâu còn đội mũ, đeo vòng cổ, vòng tay và các đồ trang sức bằng bạc. (Trong ảnh là mế (mẹ) đoàn nhà gái chỉnh sửa trang phục cưới cho cô dâu Triệu Thị Tiên khi cách nhà chú rể Hoàng Hữu Thanh khoảng 100 m)
Trang phục cô dâu gồm khăn che mặt, áo nhiều lớp và bốn thắt lưng thêu hoa. Ngoài ra, cô dâu còn đội mũ, đeo vòng cổ, vòng tay và các đồ trang sức bằng bạc. (Trong ảnh là mế (mẹ) đoàn nhà gái chỉnh sửa trang phục cưới cho cô dâu Triệu Thị Tiên khi cách nhà chú rể Hoàng Hữu Thanh khoảng 100m)
Mỗi bộ trang phục của cô dâu Dao Lù Gang trung bình có từ ba đến mười lớp. Những gia đình có điều kiện thì trang phục cô dâu có nhiều lớp hơn.
Mỗi bộ trang phục của cô dâu Dao Lù Gang trung bình có từ ba đến mười lớp. Những gia đình có điều kiện thì trang phục cô dâu có nhiều lớp hơn
Đúng giờ tốt, đoàn nhà gái bắt đầu đến nhà trai. Đi cùng cô dâu có một phù dâu nhà gái và một phù dâu nhà trai.
Đúng giờ tốt, đoàn nhà gái bắt đầu đến nhà trai. Đi cùng cô dâu có một phù dâu nhà gái và một phù dâu nhà trai
Đoàn nhà gái đang tiến về đoàn nhà trai. Cô dâu đi giữa được hai phù dâu che ô. Phù dâu cũng mặc áo chồng nhiều lớp nhưng không dày bằng áo của cô dâu.Theo tục lệ, chú rể Dao Lù Gang không đi đón dâu mà ở nhà chuẩn bị các nghi thức cúng.
Đoàn nhà gái đang tiến về đoàn nhà trai. Cô dâu đi giữa được hai phù dâu che ô. Phù dâu cũng mặc áo chồng nhiều lớp nhưng không dày bằng áo của cô dâu.Theo tục lệ, chú rể Dao Lù Gang không đi đón dâu mà ở nhà chuẩn bị các nghi thức cúng
Thầy cúng đang làm lễ ngoài trời chuẩn bị đón đoàn nhà gái. Ngoài mâm cỗ cúng, còn có bộ quần áo hình nhân nam nữ.
Thầy cúng đang làm lễ ngoài trời chuẩn bị đón đoàn nhà gái. Ngoài mâm cỗ cúng, còn có bộ quần áo hình nhân nam nữ
Trước khi cô dâu bước vào nhà, thầy cúng đặt con dao trên một bát nước quay mũi hướng ra ngoài rồi đọc bài khấn để xua đuổi tà ma đi theo cô dâu trên đường và xin với tổ tiên cho cô chính thức làm dâu trong gia đình. Sau bài khấn của thầy cúng, cô dâu phải bước qua bát nước. Bát nước sẽ được đổ đi, con dao sẽ được gắn lên cửa nhà với ngụ ý, mọi điều tốt lành sẽ đến với cô dâu.
Trước khi cô dâu bước vào nhà, thầy cúng đặt con dao trên một bát nước quay mũi hướng ra ngoài rồi đọc bài khấn để xua đuổi tà ma đi theo cô dâu trên đường và xin với tổ tiên cho cô chính thức làm dâu trong gia đình. Sau bài khấn của thầy cúng, cô dâu phải bước qua bát nước. Bát nước sẽ được đổ đi, con dao sẽ được gắn lên cửa nhà với ngụ ý, mọi điều tốt lành sẽ đến với cô dâu
Theo tục lệ thì cô dâu không được bước vào nhà bằng cửa chính, mà đi vào cửa phụ và bố mẹ chồng tránh mặt. Họ hàng nhà trai đại diện đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng với giai điệu rộn rã của tiếng kèn Pí Lè. Sau đó, thầy cúng làm lễ tơ hồng, đọc bài cúng nhận dâu, để công nhận cô dâu chính thức trở thành con cháu trong nhà. Nghi lễ đọc bài cúng nhận dâu xong thì chú rể trong trang phục cưới, che mặt được dẫn ra.
Theo tục lệ thì cô dâu không được bước vào nhà bằng cửa chính, mà đi vào cửa phụ và bố mẹ chồng tránh mặt. Họ hàng nhà trai đại diện đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng với giai điệu rộn rã của tiếng kèn Pí Lè. Sau đó, thầy cúng làm lễ tơ hồng, đọc bài cúng nhận dâu, để công nhận cô dâu chính thức trở thành con cháu trong nhà. Nghi lễ đọc bài cúng nhận dâu xong thì chú rể trong trang phục cưới, che mặt được dẫn ra
Trên bàn cúng lúc này bố trí 12 chiếc chén, 12 đôi đũa của thầy cúng và gia tiên, đặt bên trên miệng chén là miếng gan lợn nướng. Sau đó, cô dâu, chú rể rót rượu mời họ hàng hai bên.
Trên bàn cúng lúc này bố trí 12 chiếc chén, 12 đôi đũa của thầy cúng và gia tiên, đặt bên trên miệng chén là miếng gan lợn nướng. Sau đó, cô dâu, chú rể rót rượu mời họ hàng hai bên
Chú rể, cô dâu bước vào trong chiếu hoa thực hiện nghi lễ vái trước Bàn vương, gồm vái gia tiên, vái thầy cúng, vái bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái. Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới mời khách, gan lợn được chia cho mọi người cùng thưởng thức. Thầy kèn tiếp tục thổi lên khúc nhạc mừng cho đến hết đám cưới. Còn chiếc chiếu hoa này được đem trải giường chuẩn bị cho đêm tân hôn.
Chú rể, cô dâu bước vào trong chiếu hoa thực hiện nghi lễ vái trước Bàn vương, gồm vái gia tiên, vái thầy cúng, vái bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái. Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới mời khách, gan lợn được chia cho mọi người cùng thưởng thức. Thầy kèn tiếp tục thổi lên khúc nhạc mừng cho đến hết đám cưới. Còn chiếc chiếu hoa này được đem trải giường chuẩn bị cho đêm tân hôn
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.