Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ thuật Chèo với thế hệ trẻ: "Giữ hơi thở sân khấu dân gian"

Vàng Ni - 08:06, 19/12/2023

Vừa qua, sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã tổ chức thành công chương trình nghệ thuật "Hề Gậy Hề Mồi” với mục đích giúp khán giả hiểu thêm và trải nghiệm sự giao thoa giữa Chèo cổ và Chèo hiện đại. Sự kiện thể hiện hành trình đầy cảm hứng của các bạn sinh viên Gen Z nhiệt huyết, sáng tạo, kết hợp cùng những diễn viên chuyên nghiệp của Nhà hát Chèo Việt Nam.

Những nghệ sĩ trẻ đến từ Học Viện Âm Nhạc quốc gia Việt Nam: Thanh Trà - nghệ sĩ đàn Tam Thập Lục, Tuấn Anh - nghệ sĩ Sáo, Mỹ Dung - nghệ sĩ đàn Tranh, Đức Dũng - nghệ sĩ chơi Trống.
Những nghệ sĩ trẻ đến từ Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: Thanh Trà - nghệ sĩ đàn Tam Thập Lục, Tuấn Anh - nghệ sĩ Sáo, Mỹ Dung - nghệ sĩ đàn Tranh, Đức Dũng - nghệ sĩ chơi Trống

Chương trình diễn ra tại Nhà văn hóa Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của khán giả cùng các vị khách mời. Sự kiện có sự góp mặt của những gương mặt như: Nghệ sĩ Lê Thơm, Nghệ sĩ Minh Hải...

Triển lãm “Phi hề bất thành chèo”
Triển lãm “Phi hề bất thành chèo”

Về nguồn cảm hứng để tạo nên chương trình, Nhật Linh - Thành viên Ban Tổ chức cho biết, “Chèo là bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, nhưng đang dần mất vị thế bởi các hình thức giải trí hiện đại. Chính vì lẽ đó, "Hề Gậy Hề Mồi" ra đời và thông qua chương trình chúng mình hy vọng có thể xây dựng tình yêu chèo trong giới trẻ nói riêng và tình yêu với các bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói chung".

Các tiết mục đến từ các nghệ sĩ trẻ Nguyễn Thị Anh Thư - Sân khấu Điện Ảnh Hà Nội, Nguyễn Thanh Quý - Sân khâu Điện Ảnh Hà Nội, Đường Hằng Nga - Đại học Văn hóa Hà Nội.
Các tiết mục đến từ các nghệ sĩ trẻ Nguyễn Thị Anh Thư - Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Nguyễn Thanh Quý - Sân khâu Điện ảnh Hà Nội, Đường Hằng Nga - Đại học Văn hóa Hà Nội

Với phần 1 là “Gánh” chèo, nơi tái hiện một cách tinh tế và mộc mạc nhất những nét đặc trưng làng Bắc Bộ - cái nôi bắt nguồn của những làn điệu Chèo qua các khoảng không gian được phục dựng lại cổng làng quê Bắc Bộ, mái sân đình, kiến trúc dân gian… và một triển lãm ảnh nhỏ mang tên “Phi hề bất thành chèo”.

Chương trình được mở đầu với tiết mục Múa “Sóng lụa ven đô” - Tái hiện không gian vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua nền văn hóa lúa nước
Chương trình được mở đầu với tiết mục Múa “Sóng lụa ven đô” - Tái hiện không gian vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua nền văn hóa lúa nước
Nghệ thuật Chèo với thế hệ trẻ: "Giữ hơi thở sân khấu dân gian" 4
Tiết mục Múa - Hát “Mời trầu” dưới phần thể hiện của ca sĩ Hoàng Sơn cùng vũ đoàn - Tái hiện không gian sân đình với hình ảnh cổng đình, cây đa, tấm chiếu
Tiết mục Múa - Hát “Mời trầu” dưới phần thể hiện của ca sĩ Hoàng Sơn cùng vũ đoàn - Tái hiện không gian sân đình với hình ảnh cổng đình, cây đa, tấm chiếu

Khi nhắc đến Gánh chèo, chắc hẳn hầu hết mọi người đều liên tưởng tới phường chèo, gánh hát chèo hay tổ chức của những người hát chèo. Không chỉ dừng lại ở đó, Ban Tổ chức còn muốn gửi gắm, truyền tải tới quý khán giả một thông điệp mang ý nghĩa thời đại mới: “Gánh chèo vào đương đại”.

Cả khán phòng như vỡ òa trước sự xuất hiện của hai nhân vật “Hề Gậy” và “Hề Mồi”
Cả khán phòng như vỡ òa trước sự xuất hiện của hai nhân vật “Hề Gậy” và “Hề Mồi”
Sau phần xuất hiện của hai nhân vật Hề Gậy và Hề Mồi, không gian trẩy hội xuân được mở ra với tiết mục múa Trống hội vô cùng mạnh mẽ)
Sau phần xuất hiện của hai nhân vật Hề Gậy và Hề Mồi, không gian trẩy hội Xuân được mở ra với tiết mục múa Trống hội vô cùng mạnh mẽ

Ngoài các không gian ấy, sự kiện còn tái hiện lại một gánh chèo xưa với vở diễn giao lưu “Mẹ Đốp và lý trưởng” trên chiếu chèo, với âm nhạc từ ban nhạc dân gian luôn được vang lên, bao trùm hết khoảng không của “Gánh” chèo và khán giả đứng xung quanh để hướng mắt nhìn lên sân khấu, thưởng thức chèo qua sự giao lưu của các nghệ sĩ trẻ.

Hai nhân vật Thị Mầu - Thị Kính biến sân khấu trở nên đầy cảm xúc với trích đoạn “Thị Mầu lên chùa”
Hai nhân vật Thị Mầu - Thị Kính biến sân khấu trở nên đầy cảm xúc với trích đoạn “Thị Mầu lên chùa”
Sân khấu khép lại với tiết mục kết Múa - Hát “Thị Mầu” dưới phần thể hiện của ca sĩ Thúy Hằng cùng vũ đoàn
Sân khấu khép lại với tiết mục kết Múa - Hát “Thị Mầu” dưới phần thể hiện của ca sĩ Thúy Hằng cùng vũ đoàn
Các nghệ sĩ và BTC “Hề Gậy Hề Mồi” ra sân khấu chào và cảm ơn toàn bộ khán giả đến tham dự chương trình
Các nghệ sĩ và Ban Tổ chức “Hề Gậy Hề Mồi” ra sân khấu chào và cảm ơn toàn bộ khán giả đến tham dự chương trình

Với ba phần: “Cội nguồn văn hóa”, "Xuân làng chèo” và "Sự giao thoa thời đại" chương trình đã tái hiện một không gian văn hóa Chèo đặc sắc, nơi có sự giao thoa nhịp nhàng giữa quá khứ và thực tại, giữa truyền thống và hơi thở thời đại mới thông qua những màn trình diễn đặc sắc, đầy cảm xúc và cách truyền tải dễ tiếp cận với lớp trẻ hơn.