Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng giữa cộng đồng

Người có uy tín ở sóc Bom Bo

Thanh Liêm - 14:12, 04/09/2024

Là 1 trong 8 thành viên Hội đồng già làng của xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, nhiều năm qua, ông Điểu Lên, Người có uy tín ở sóc Bom Bo đã có nhiều nỗ lực, cống hiến cho các phong trào địa phương. Ông đã và đang góp phần quan trọng trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở sóc Bom Bo và xã Bình Minh.

Già làng Điểu Lên (thứ 3 từ trái sang) và đồng bào Xtiêng uống rượu cần trong một lễ hội của dân tộc mình
Già làng Điểu Lên (thứ 3 từ trái sang) và đồng bào Xtiêng uống rượu cần trong một lễ hội của dân tộc mình

Phát huy vai trò Hội đồng già làng

Bình Minh là xã miền núi của huyện Bù Đăng với 2.770 hộ dân/11.814 khẩu, trong đó có 1.053 hộ/4.849 khẩu là đồng bào DTTS, chiếm 41% dân số. Trên địa bàn xã có 14 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Xtiêng có 431 hộ/2.328 khẩu, chiếm 19,7% dân số của toàn xã. Nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của xã Bình Minh đã từng bước phát triển, đời sống của đồng bào các DTTS được cải thiện, nâng cao.

Để có được những thành quả đó, Hội đồng già làng của xã Bình Minh gồm 8 thành viên đã phát huy tích cực vai trò tuyên truyền, vận động của mình trong cộng đồng. Các già làng, Người có uy tín đã vận động bà con trong từng thôn, sóc thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan. Già làng, Người có uy tín của xã đã kết hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc thôn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đẩy lùi các tệ nạn tiêu cực trong đời sống, lao động, sản xuất.

Ông Điểu Lên, 80 tuổi, dân tộc Xtiêng, Người có uy tín của sóc Bom Bo, là 1 trong 8 thành viên Hội đồng già làng của xã Bình Minh. Nhiều năm qua, ông đã phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc tại địa bàn xã; lan tỏa các phong trào hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhiều năm qua, ông Điểu Lên đã phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc tại địa bàn xã; lan tỏa các phong trào hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhờ đó, các phong trào hoạt động văn hóa, thể thao tại địa phương đã thu hút đông đảo người dân tham gia; có trên 70% số hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên 70% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

Ngoài ra, nhờ có vai trò tuyên truyền, vận động của già làng, Người có uy tín Điểu Lên mà tại sóc Bom Bo đã thành lập được những tổ, nhóm sản xuất và dịch vụ của đồng bào DTTS tại chỗ như: Tổ sản xuất rau nhíp, tổ ẩm thực, tổ dệt thổ cẩm nhằm duy trì văn hóa truyền thống và phục vụ khách du lịch khi đến tham quan, trải nghiệm Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Xtiêng tại sóc Bom Bo. Một thành quả khác là Đội văn nghệ của sóc Bom Bo và 2 Đội cồng chiêng duy trì hoạt động khá tốt. Ngoài việc tham gia biểu diễn giao lưu với các đoàn đến tham quan tại sóc Bom Bo, Đội văn nghệ và Đội cồng chiêng còn tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện chính trị, văn hóa trong và ngoài tỉnh Bình Phước.

Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

Với vai trò là một già làng, Người có uy tín ở địa phương, ông Điểu Lên luôn trăn trở tìm cách bảo tồn văn hóa truyền thống, không để những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình bị mai một. Do đó, ông thường xuyên kể cho con cháu, đồng bào Xtiêng nghe về truyền thống, văn hóa của dân tộc mình như lễ hội đâm trâu, phá bàu, mừng lúa mới, phong tục cưới hỏi, ma chay... Ông cũng từng dạy hát sử thi, múa cồng, dạy làm một số nghề thủ công cho con cháu.

Tiếng chày trên sóc Bom Bo đã đi vào thơ ca, nhạc họa
Tiếng chày trên sóc Bom Bo đã đi vào thơ ca, nhạc họa

Năm 2011, xã Bình Minh được Nhà nước đầu tư xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Xtiêng tại sóc Bom Bo. Trước khi xây dựng Khu bảo tồn, già làng, Người có uy tín Điểu Lên đã tuyên truyền, vận động bà con giao đất, di dời nhà cửa, thực hiện tái định canh, định cư… để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu bảo tồn.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Khu bảo tồn, già làng Điểu Lên đã đóng góp nhiều hiện vật văn hóa. Các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, lễ hội được phục dựng lại tại Khu bảo tồn đều được già làng Điểu Lên tư vấn, đóng góp ý kiến để triển khai thực hiện được bài bản, bảo đảm giữ đúng bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong cuộc sống đời thường, bằng kinh nghiệm và uy tín của mình, già làng Điểu Lên đã chia sẻ, nói chuyện với bà con dân tộc Xtiêng về các chủ trương, chính sách mang ý nghĩa nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc mình.

“Tôi thường kể chuyện về tấm lòng của Bác Hồ với đồng bào DTTS. Nói với bà con rằng, mình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ có công ơn của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước đã quan tâm, chăm lo, đầu tư, hỗ trợ phát triển mọi mặt đời sống...

Từ đó đồng bào mình hiểu biết thêm về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, già làng Điểu Lên nói.

Tin cùng chuyên mục
Ấm áp "Tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Ấm áp "Tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Những ngày này, "Tạp hóa 0 đồng" tại phường Phước Hòa (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở thành điểm đến quen thuộc của những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến đây, họ không những được phục vụ cơm trưa miễn phí, mà còn được tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt...