Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Người dân Kan Hồ chưa có đất sản xuất sau 5 năm định cư

Hoài Dương - 14:31, 17/02/2020

Đã 5 năm trôi qua kể từ khi hơn 230 hộ dân ở các bản: Sì Thâu Chải, Seo Hay, Nậm Hạ A - B, Nậm Thú của xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) di dời đến vùng tái định cư (TĐC) mới, nhường đất để xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu. Thế nhưng đến nay, bà con ở các vùng TĐC này vẫn không thể an cư, thậm chí quanh quẩn với đói nghèo vì không có đất sản xuất.

Không có đất làm ruộng, người dân TĐC tại xã Kan Hồ phải làm nương, mùa màng bấp bênh theo thời tiết
Không có đất làm ruộng, người dân TĐC tại xã Kan Hồ phải làm nương, mùa màng bấp bênh theo thời tiết

Ông Giàng Chà Dự, Trưởng bản Seo Hay, xã Kan Hồ (Mường Tè) cho hay: Bản có 74 hộ, trên 300 nhân khẩu, tất cả thuộc diện TĐC Thủy điện Lai Châu. Chuyển đến nơi ở mới, các cơ sở hạ tầng như: điện, trường học, trạm y tế… tương đối bảo đảm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các hộ dân trong bản phải đối mặt đó là tình trạng không có đất sản xuất (ĐSX). Để mưu sinh, dân bản phải đi thuyền về bản cũ làm nương, hoặc đi làm thuê, nhưng có những thời điểm trong năm, tình trạng đói, không đủ ăn xảy ra ở hầu hết các gia đình. 

 Câu chuyện trên cũng xảy ra tương tự tại các bản Sì Thâu Chải, Nậm Hạ A - B, Nậm Thú của xã Kan Hồ (Mường Tè). “Gia đình tôi cùng các hộ dân trong bản đã để lại ruộng đất dưới lòng hồ thủy điện, chuyển đến định cư ở bản Sì Thâu Chải đã được 5 năm rồi, nhưng đến giờ vẫn chưa có đất làm ruộng. Hằng ngày, tôi đi làm thuê lấy tiền mua gạo, đi đánh cá vừa làm thực phẩm phục vụ gia đình vừa bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Còn vợ tôi hằng ngày lên rừng hái rau đi bán, nhưng vẫn thiếu ăn”, anh Pờ Chà Nguyên, người dân bản Sì Thâu Chải chia sẻ. 

 Không có ĐSX, thiếu lương thực đang vừa là khó khăn, vừa là thách thức đối với các hộ dân TĐC Thủy điện Lai Châu trên địa bàn xã Kan Hồ. Theo ông Lý Ché Lòng, Phó Chủ tịch UBND xã Kan Hồ, cả 4 bản TĐC Sì Thâu Chải, Seo Hay, Nậm Hạ A - B, Nậm Thú chỉ có gần 130ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đất ruộng rất ít, bình quân diện tích ĐSX nông nghiệp chỉ trên 0,5 ha/hộ, không bảo đảm sản xuất lương thực, phát triển kinh tế. Dù chuyển đến nơi ở mới đã 5 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có ruộng canh tác cho bà con, cuộc sống của người dân đang gặp không ít khó khăn. Xã cũng nhiều lần kiến nghị, huyện đã có quy hoạch vùng đất để dân khai hoang làm ruộng, thậm chí cũng đã được đầu tư hai công trình thủy lợi Huổi Ngô, Huổi Cưởm với công suất tưới tiêu cho trên 70ha. Tuy nhiên, diện tích đất được quy hoạch vẫn chưa được triển khai. 

Trao đổi với ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè về vấn đề này được biết, diện tích đất được quy hoạch là đất rừng. Theo đó, để giải quyết những khó khăn của dân, UBND huyện đã lập phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp sau TĐC tại xã Kan Hồ và ban hành nhiều văn bản kiến nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tạo điều kiện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để UBND huyện Mường Tè triển khai các bước tiếp theo. Tuy nhiên, UBND huyện đã nhận được văn bản trả lời là chưa đủ căn cứ để tham mưu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang ĐSX.

Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.