Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Hồng Phúc - Văn Sơn - 05:55, 30/11/2023

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.

CDE BANDIENTU Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát
Năm nay đã 77 tuổi nhưng ông Zơ Râm Vấn vẫn duy trì nghề đan lát của đồng bào Tà Riềng

Vừa nói chuyện với chúng tôi, ông Zơ Râm Vấn vừa dùng đục để chấn nan khoanh tròn chuẩn bị công đoạn lận nứt vành cho chiếc nia kịp giao cho khách. Ông kể, nghề đan lát của dân tộc Tà Riềng ở thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi) có từ bao đời không ai nhớ rõ, chỉ biết nghề này gắn liền với việc làm nương, rẫy bởi tạo ra các nông cụ để sản xuất. Người Tà Riềng đan lát quanh năm, hơn nữa trong gia đình của người Tà Riềng, đan lát là việc của cả đàn ông. 

Tay ông Vấn bị co giật từ hồi nhỏ. Bàn tay phải bị tật không ngăn được niềm yêu thích, say sưa của cậu bé Vấn hồi đó. Ngay từ khi lên 10 tuổi, ông Vấn đã chăm chú xem cha, rồi ngồi chẻ tre, chẻ mây, vót thành những sợi nan mỏng rồi tôi tập tành đan lát. Dù làm chậm nhưng rồi với sự gắng, nỗ lực mỗi ngày, tốc độ đan lát của ông Vấn tăng dần lên, không kém gì người bình thường. Quyết tâm vượt qua bệnh tật, ông Vấn học nghề thành công, được người dân trong vùng khen ngợi đôi bàn tay khéo léo. 

Ông chia sẻ, một trong những công đoạn quan trọng là tìm và khai thác nguyên liệu. Nguyên liệu đảm bảo chất lượng phải là những cây tre, nứa có độ tuổi từ ba năm trở lên bởi cây non quá thìnan sẽ bị giòn, dễ gãy, phải lấy ở rừng vào ngày cuối tháng, bởi đầu tháng cây hay bị mối mọt. Khi lấy cũng phải chú ý, phải chọn những tre, nứa thẳng đều, dài, không lấy những cây bị gãy, cụt ngọn, bị sâu thân, để khi đan không phải nối nhiều đoạn. Sau khi đã chọn được nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, cắt thành từng đoạn theo từng sản phẩm đan, được ông Vấn đem ngâm nước ở các khe suối một thời gian cho lên màu, chống mối mọt. Ngoài ra, ông Vấn còn chọn những cây mây thẳng, tròn đều, không sâu bệnh. Bởi thế, có dịp ông Vấn phải mất cả tuần đi rừng mới khai thác đủ nguyên liệu. 

Những nan tre được ông đem ra chẻ nhỏ, vót nan không được cùn mà cũng không được quá sắc, chẻ nan mỏng hay dày là tuỳ thuộc vào sản phẩm sẽ được đan. Sau khi chẻ cần chuốt nan sao có độ mềm, nhẵn, đều, để khi đan các nan khít vào nhau và không tạo ra kẽ hở, như vậy mới tạo ra sản phẩm bền, đẹp. Trong các sản phẩm đan lát của người Tà Riềng thì tiêu biểu nhất phải kể đến là chiếc mâm cơm, nia sẩy lúa, gùi đựng trang sức và thổ cẩm, gùi cánh dơi của đàn ông Tà Riềng. Bởi các sản phẩm này có kỹ thuật phức tạp nên ông Vấn phải cài nan khéo kết hợp lối kết nan. Còn đan các sản phẩm nhỏ như: giỏ tỉa lúa, giỏ suốt lúa, gùi củi, gùi măng thì ông Vấn đan theo kiểu nong long mốt. Để hoàn thiện một sản phẩm đan lát bền đẹp, ông Zơ Râm Vấn phải đan mất ít nhất từ 5 đến 7 ngày, thậm chí có những sản phẩm mất cả tháng trời. Sau khi hoàn thiện, ông gác đồ vật trên bếp để hun khói để tránh mối mọt, tăng độ dẻo dai.

Những sản phẩm ông Vấn làm ra luôn được bà con đặt hàng. Gùi củi, gùi măng của ông Vấn có giá từ 450-500 ngàn đồng, gùi đựng lúa (lớn nhỏ) có giá từ 700-900 ngàn đồng, mâm cơm có giá 2 triệu đồng, gùi đựng trang sức và thổ cầm, gùi cánh dơi của đàn ông Tà Riềng có gía từ 2 triệu 500 ngàn đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, giỏ tuốt lúa, giỏ tỉa lúa đến rổ đựng rau,…cũng được ông Vấn bán từ 80-120 ngàn đồng. Một số vật dụng gia đình cũng được ông Vấn biếu làm quà tặng kỷ niệm người thân, bạn bè, thông gia có dịp ghé thăm trong dịp Tết, hay ăn mừng lúa mới.

Bà Zơ Râm Niệm, người cùng thôn với ông Zơ Râm Vấn chia sẻ với chúng tôi: Hằng năm, cứ đến mùa phát rẫy chuẩn bị gieo hạt nhà tôi và các bà con trong thôn đều nhờ bác Vấn làm giúp giỏ tỉa lúa để phục vụ mùa màng. Các vật dụng đan lát mà bác Vấn làm bền, đẹp, giá cả phù hợp nên đồng bào trong thôn đều rất yên tâm. Khi không sử dụng, nó luôn được chúng tôi gìn giữ cẩn thận. Hiện nay, xã hội hiện đại, cùng với sự giao thoa, tiếp xúc văn hoá giữa các vùng miền nên nhiều vật dụng hiện đại đã du nhập vào tận đến thôn/làng người Tà Riềng trên xã vùng cao Đắc Tôi, nhưng ông Zơ Râm Vấn vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát của cha ông.

CDE BANDIENTU Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát 1
Trước hiên nhà mình, ông Vấn đang đang truyền nghề đan lát cho thế hệ sau trong thôn Đắc Tà Vâng.

Ngồi cùng chúng tôi theo dõi ông Vấn đan chiếc nia sẩy lúa, anh Tơ Ngôl Phúc - cán bộ Ban văn hóa xã Đắc Tôi chia sẻ: Mặc dù bác Zơ Râm Vấn bị tật từ nhỏ ở tay, nhưng bác vẫn cần mẫn giữ lửa nghề bền vững suốt hàng chục năm nay. Bác Vấn cũng là người tích cực truyền dạy kỹ năng đan lát cho thế hệ trẻ dân tộc Tà Riềng để nghề đan lát tiếp tục được gìn giữ bảo tồn và phát huy.

Theo ông A Lăng Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Đắc Tôi, ông Zơ Râm Vấn là người duy trì nghề đan lát của đồng bào Tà Riềng để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong xã, đồng thời cũng góp phần tích cực trong công tác bảo tồn nghề truyền thống quê hương. Trong thời gian tới, xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là khôi phục và bảo tồn nghề đan lát gắn với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Xã sẽ tập trung tuyên truyền, khuyến khích bà con duy trì nghề đan lát, tích cực vận động bà con sử dụng các sản phẩm mây tre đan để phục vụ đời sống hàng ngày và giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng nhiều kênh khác nhau để sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên cả nước. Để giúp người dân giữ được nghề, có thêm thu nhập, địa phương phối hợp các gia đình, nghệ nhân như ông Zơ Râm Vấn, tiếp tục vận động thế hệ trẻ tham gia học tập các lớp truyền dạy đan lát, duy trì và phát huy nghề truyền thống quý báu của đồng bào Tà Riềng.

Triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thốngtốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chươngtrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểusố và miền núi giai đoạn 2021-2030; trong đó có nội dung: Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận; Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; 

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thông, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống, tiếng nói, chữ viết và các giá trị khác văn hóa khác); đây sẽ là nguồn lực hỗ trợ, tiếp thêm động lực, hỗ trợ cho đội ngũ nghệ nhân, tiếp tục có những cống hiến, đóng góp cho cộng đồng trong việc  bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; đồng thờikhai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch, biến giá trị văn hóa thành nguồnlực để phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.