Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Người đồng hành với đồng bào DTTS ở Buôn Đôn

Mạnh Cường - 10:23, 10/12/2020

Với vai trò là Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk), 5 năm qua, ông Y Si Thắt Ksơr đã góp phần định hướng, giúp đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, đem lại những chuyển biến tích cực cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của huyện.


Ông Y Si Thắt Ksơr (thứ hai từ trái qua) đi kiểm tra mô hình trồng bơ của người dân trên địa bàn.
Ông Y Si Thắt Ksơr (thứ hai từ trái qua) đi kiểm tra mô hình trồng bơ của người dân trên địa bàn.

Trước đây, gia đình ông Lục Văn Tuyên, dân tộc Tày, ở thôn 8, xã Ea Wen, huyện Buôn Đôn từng là một hộ nghèo. Nhà ông Tuyên có hơn 1ha đất sản xuất, chỉ trồng cây ngắn ngày. Do phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên năng suất cây ngắn ngày như rau, đậu đạt thấp, thu nhập bấp bênh, được tháng nào biết tháng đó.

Nghe theo các cán bộ khuyến nông địa phương tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, ông Tuyên đã thực hiện mô hình kết hợp chăn nuôi gia cầm dưới tán cây ca cao và cây ăn quả. Năm 2013, ông Tuyên vay 7 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để trồng ca cao và đầu tư trồng xen canh cam, quýt đường, nuôi gà, bồ câu Pháp thả quanh vườn. Nhờ nguồn thu từ mô hình nuôi, trồng kết hợp, gia đình ông Tuyên có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Đến cuối năm 2016, ông Tuyên đã thoát nghèo.

Cũng như gia đình ông Tuyên, rất nhiều hộ khó khăn trên địa bàn huyện Buôn Đôn đã phát triển kinh tế hiệu quả từ sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Với định hướng của huyện và sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Chủ tịch UBND huyện Y Si Thắt Ksơr, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn đã đổi mới tư duy, chủ động đầu tư phát triển kinh tế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng áp dụng KHKT vào sản xuất. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 toàn huyện Buôn Đôn đạt 27,6 triệu đồng/người, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2014 (16,2 triệu đồng/người).

Với nguồn lực từ các chính sách dân tộc, diện mạo nông thôn huyện Buôn Đôn đã từng bước phát triển.
Với nguồn lực từ các chính sách dân tộc, diện mạo nông thôn huyện Buôn Đôn đã từng bước phát triển.

Theo ông Y Si Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, những năm qua, để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo, bản thân ông, cũng như tập thể chính quyền huyện Buôn Đôn đã chủ trương, định hướng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, chính quyền huyện cũng chỉ đạo các phòng ban chức năng; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho đồng bào DTTS; liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ người dân con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Y Si Thắt Ksơr và tập thể lãnh đạo huyện Buôn Đôn đã thống nhất chủ chương, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, các trung tâm dạy nghề của huyện đã triển khai các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu người dân địa phương. Các học viên tham gia đào tạo nghề từng bước thay đổi tư duy, chú trọng đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Với nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ông Y Si Thắt Ksơr đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành. Ông là đại biểu tiêu biểu của tỉnh Đăk Lăk dự Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 diễn ra từ 2 - 4/12 vừa qua tại Hà Nội.

Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Kế ở thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl. Ông Kế chia sẻ: Sau khi được tham gia lớp học chăn nuôi lợn, được hỗ trợ các kỹ thuật và được tạo điều kiện xét duyệt vay vốn, tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn từ năm 2015. Hiện gia đình tôi có 50 con lợn nái và 500 con lợn thịt. Thu nhập từ chăn nuôi heo đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định.

Trong 5 năm qua, nhiều mô hình đào tạo nghề đã được huyện Buôn Đôn triển khai thành công. Tỷ lệ nhóm nghề nông nghiệp được đào tạo chiếm 64%, chủ yếu là đào tạo về chăn nuôi, trồng trọt. Về tỷ lệ đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm 36% như may công nghiệp, may dân dụng, xây dựng dân dụng… Sau khi học nghề, nhiều người đã biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động với mức thu nhập khá ổn định.

“Thời gian tới, huyện Buôn Đôn sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ cho vùng đồng bào DTTS; nhất là chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030. Trước mắt, huyện sẽ triển khai nhân rộng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo nghề; cải thiện giao thông nông thôn, nước sinh hoạt, kỹ thuật canh tác, hỗ trợ tư liệu sản xuất cho đồng bào các DTTS", ông Y Si Thắt Ksơr chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Người phụ nữ "hai vai" miệng nói tay làm

Người phụ nữ "hai vai" miệng nói tay làm

Từ một trong những thôn có số hộ nghèo cao nhất của xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) thì giờ đây Làng Mô không chỉ đi đầu về phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo, mà còn là điển hình về đầu tư hạ tầng đồng bộ. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Làng Mô - Vũ Thị Tươi. “Cán bộ thôn tận tụy và hết lòng” – đó là đánh giá của người dân khi nhắc về người phụ nữ "hai vai" bản lĩnh ấy.