Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

“Người thầy giáo không lương” vì sự phát triển văn hóa dân tộc Dao

Thùy Như - Hải Yến - 16:38, 15/11/2023

Nhiều năm qua, ông Bàn Văn Đức, sinh năm 1967, dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã miệt mài lưu giữ, truyền dạy chữ nôm Dao và các phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.

Ông Bàn Văn Đức mở các lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho đồng bào Dao ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La).
Ông Bàn Văn Đức mở các lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho đồng bào Dao ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La).

Đến thăm lớp học chữ nôm Dao của ông Bàn Văn Đức vào một ngày cuối thu, lớp học được tổ chức tại nhà bảo tồn văn hóa dân tộc Dao ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Bên trong lớp học, hiện ra trước mắt chúng tôi là những tấm tranh chữ có nội dung về các nghi lễ truyền thống của người Dao, như: Văn tự, lễ cấp sắc, quy ước và một số dụng cụ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Dao.

Lớp học này gồm có 20 học viên, độ tuổi từ 15 - 70, có cả những người là thầy giáo, bí thư chi bộ, trưởng bản, cán bộ... Lớp học được dạy vào ngày mồng 1 và 15 hằng tháng, mỗi lớp học thường kéo dài 3 năm. Lớp học hiện tại đã mở được 2 năm, dự kiến cuối năm 2023 kết thúc, đa số học viên đã đọc thông, viết thạo.

Ông Bàn Văn Liềm, 60 tuổi, bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, cho biết: Tôi tuổi cao rồi chắc chắn học sẽ không bằng lớp trẻ, nhưng với trách nhiệm nhiều năm là Bí thư Chi bộ bản Suối Lìn, tôi cố gắng đi học để làm gương cho lớp trẻ noi theo. Rất may có thầy Đức tâm huyết với nghề, truyền dạy chữ nôm Dao cho chúng tôi. Vì vậy, tôi rất nỗ lực trong học tập để không phụ tấm lòng của thầy Đức, sau gần hai năm học nay tôi đã đọc thông, viết thạo, tự soạn được bài hát páo dung của dân tộc mình để truyền dạy hát cho các cháu.

Lớp học chữ Nôm Dao của ông Bàn Văn Đức ngày càng thu hút được nhiều người tham gia
Lớp học chữ Nôm Dao của ông Bàn Văn Đức ngày càng thu hút được nhiều người tham gia

Trò chuyện với chúng tôi ông Đức chia sẻ, tôi bắt đầu học chữ Dao từ năm 16 tuổi. Sau 6 năm học tôi mới thành thạo chữ viết. Ngoài ra, còn học hỏi, giao lưu với bà con các tỉnh khác. Với mong muốn, đồng bào mình ai cũng biết chữ Dao và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, sau khi tích lũy được kiến thức tôi bắt đầu mở lớp dạy chữ nôm Dao. Nếu trước đây, chữ Nôm Dao được lưu giữ bằng cách truyền dạy trong gia đình, thì hiện nay hầu như không còn. Đời sống phát triển, thanh thiếu niên có điều kiện tiếp cận, giao lưu với nhiều nguồn văn hóa khác nên họ cũng dần lãng quên, không mặn mà với con chữ mang bản sắc của dân tộc mình nữa. Trong khi, người già biết chữ ngày một thưa dần khiến chữ Nôm Dao đứng trước nguy cơ chẳng còn ai biết đến. Điều đó khiến tôi vô cùng trăn trở.

Theo tìm hiểu, chữ nôm Dao là hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao. Chữ nôm Dao trước đây được sử dụng trong mọi văn tự của người Dao, từ sách vở đến ghi chép ngày, tháng, thơ, văn, di chúc, tục lệ... Chữ nôm Dao gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao. Qua thời gian, do ảnh hưởng hội nhập văn hóa nên ít người còn biết đọc, biết viết chữ nôm Dao. Ông Đức đã sưu tầm và biên soạn được 9 quyển sách để đưa vào giáo án có tên: Thưởng Cổ, Xơ Khai, Khai Thiên Tỉ, Khai Thiên Lập Địa, Nhân Chi Xơ, Thiên Tử Trống Hiền Hào, Thiên Tử, Tử Tòng, Tăng Quảng Hiền Văn.

Để mở được lớp học chữ nôm Dao này, ông Đức đã dày công sưu tầm, biên soạn những cuốn giáo án với những nội dung nói về cội nguồn của người Dao, văn hóa sinh hoạt người Dao, dạy đạo đức, siêng học, siêng làm, cách đối nhân xử thế, đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau
Để mở được lớp học chữ nôm Dao này, ông Đức đã dày công sưu tầm, biên soạn những cuốn giáo án với những nội dung nói về cội nguồn của người Dao, văn hóa sinh hoạt người Dao, dạy đạo đức, siêng học, siêng làm, cách đối nhân xử thế, đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau

Để mở được lớp học chữ nôm Dao này, ông Đức đã dày công sưu tầm, biên soạn những cuốn giáo án với những nội dung nói về cội nguồn của người Dao, văn hóa sinh hoạt người Dao, dạy đạo đức, siêng học, siêng làm, cách đối nhân xử thế, đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau... Không chỉ dạy chữ, ông Đức còn dạy những nghi lễ truyền thống, như: Lễ cấp sắc, lễ cầu mùa... và những bài hát, điệu múa của dân tộc mình. Chữ nôm Dao là loại chữ cổ trừu tượng, giúp người học dễ tiếp thu, ông cho học viên tham dự những nghi lễ tổ chức trong bản để học hỏi thêm.

Anh Triệu Văn Quân, sinh năm 1992, tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, là học viên nhỏ tuổi nhất lớp chữ Dao, cho biết: Tôi tham gia lớp học của thầy Đức từ tháng 9/2021. Tôi cố gắng sắp xếp công việc để tham gia đầy đủ các buổi học. Đến nay, tôi hiểu và biết được rất nhiều về phong tục tập quán, nghi thức, lễ nghi truyền thống của dân tộc mình mà cha ông để lại, đặc biệt là tôi đã nhận thức được những giá trị về cội nguồn, về tính nhân văn, những điều hay cần phải giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ sau này.

Năm 2019, ông Bàn Văn Đức được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Năm 2019, ông Bàn Văn Đức được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trước nguy cơ chữ viết của một số dân tộc dần mai một, những người thầy dạy chữ nôm Dao như ông Bàn Văn Đức thật đáng trân trọng, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Dao. Với tâm huyết, miệt mài truyền dạy chữ, phong tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao, năm 2019, ông Bàn Văn Đức được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.