Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Nhà máy nước trên chục tỷ chỉ phục vụ cho 50 hộ dân

Cao Sơn - 14:50, 22/07/2020

Được đầu tư trên chục tỷ đồng để phục vụ cho hơn 1.000 hộ dân, nhưng đến nay, Nhà máy nước xã Sơn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chỉ phục vụ cho khoảng 50 hộ.

Ông Trần Quốc Ngọc, người được chính quyền xã giao nhiệm vụ trông coi Nhà máy nước cho rằng, nếu Nhà máy không được đầu tư sửa chữa sẽ rất lãng phí tiền của
Ông Trần Quốc Ngọc, người được chính quyền xã giao nhiệm vụ trông coi Nhà máy nước cho rằng, nếu Nhà máy không được đầu tư sửa chữa sẽ rất lãng phí tiền của

Nhà bà Nguyễn Thị Khiết, ở xóm Nguyễn Huệ, xã Sơn Thành chỉ cách nhà máy nước của xã chưa đầy 100m. Nhưng nhiều tháng nay, bà phải dùng nước giếng khoan lọc qua để sinh hoạt. 

Bà Khiết nói, nhà gần Nhà máy nước nhưng chất lượng nước không bảo đảm nên bà và gia đình con bà (ở cạnh), cùng đầu tư 16 triệu đồng thuê người khoan giếng sâu 30m để lấy nguồn nước ngầm lên sử dụng. Không chỉ bà, mà nhiều gia đình trong xã cũng bỏ tiền để đầu tư giếng khoan, vì nguồn nước của Nhà máy dùng không yên tâm. 

 Được biết, Nhà máy nước xã Sơn Thành được xây dựng từ năm 2006, giai đoạn đầu giá trị đầu tư chỉ 4 tỷ đồng để phục vụ cho 4 xóm. Sau đó, chủ đầu tư là UBND xã Sơn Thành đã nâng cấp lên trên 10 tỷ đồng để phục vụ nước sinh hoạt cho toàn xã. Vốn đầu tư, ngoài ngân sách Nhà nước thì mỗi khẩu phải đóng góp 400.000 đồng. 

Hiện nay, UBND xã Sơn Thành chưa chính thức giao cho đơn vị nào vận hành mà đang giao tạm cho 1 người trông coi và bơm nước với thù lao trông coi 400 ngàn đồng/tháng. Do chưa đến 50 hộ dùng, nên chỉ 3 - 4 ngày mới bơm 1 lần. Hiện nay, dù giá bán 9.000 đồng/m3 nhưng cũng chỉ để trả bù tiền điện. Tiền bán nước máy thu lại không đủ bù tiền điện vận hành nên xã phải bù thêm. 

Theo ông Nguyễn Hữu Sáu, Chủ tịch UBND xã Sơn Thành, thời gian đầu vận hành, xã phải bù lỗ mỗi tháng hàng chục triệu đồng tiền điện, bảo vệ, vận hành, hóa chất xử lý. Lúc đầu giao cho tổ điện xã đấu thầu và bán 7.000 đồng/m3 nước nhưng sau đó thu không đủ chi nên không ai nhận thầu. Vừa rồi, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương đã có nội dung giao UBND xã tìm nguồn từ xã hội hóa hoặc trích ngân sách để nâng cấp Nhà máy nước. 

“Khó nhất là vốn đầu tư, nhưng khi đầu tư xong, cũng rất cần người dân sử dụng để thu hồi vốn. Hiện xã đang kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư nâng cấp để vận hành Nhà máy, theo phương châm “lời ăn lỗ chịu” nhưng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư”, ông Sáu nói. 


Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 5/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!