Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ẩm thực

Nhiều món ăn độc đáo tại Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trương Vui - 13:36, 12/03/2023

Nằm trong chuỗi các hoạt động, sự kiện của Lễ hội hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII, Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên” vừa được diễn ra vào sáng 12/3 tại Trung tâm giao lưu văn hóa và thông tin du lịch Điện Biên Phủ.

Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo du khách
Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo du khách

Hội thi thu hút 18 đội thi, gồm 6 nhà hàng, cơ quan và 12 bản du lịch văn hóa cộng đồng để từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên tham dự. Các món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được nấu nướng tỉ mỉ, khéo léo, bài trí đẹp mắt tham gia Hội thi.

Chia sẻ về mâm cơm tham gia Hội thi, chị Tòng Thị Sương, dân tộc Thái - đại diện cho đội thi đến từ bản văn hóa Pê Luông, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết, những món ăn bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi là những món ăn không thể thiếu của dân tộc Thái xuất hiện tại những mâm cỗ trong các dịp quan trọng của người Thái, như: gà luộc, thịt xiên nướng, cá nướng, nộm rau sắng… Thông qua đó, bản văn hóa Pê Luông mong muốn sẽ góp phần trong việc giới thiệu, quảng bá các món ăn truyền thống, mang đậm hương sắc Điện Biên tới đông đảo du khách.

Những món ăn mà bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi là những món ăn không thể thiếu của dân tộc Thái xuất hiện tại những mâm cỗ trong các dịp quan trọng
Những món ăn bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi

Còn đối với đội thi của dân tộc Khơ Mú, chị Lò Thị Thu nhấn mạnh: Những món ăn tạo thành mâm cơm tham gia hội thi đều được tạo thành từ những nguyên liệu có sẵn của địa phương, như: Thịt lợn, gạo nếp, các gia vị như mắc kén, hạt dổi, muối, ớt… cùng với những loại rau nho, rau rừng... Đặc biệt không thể thiếu những món ăn đặc trưng của người Khơ Mú là món canh nhọ, tại nên hương vị tròn đầy, đậm đà mà vẫn đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

“Với chủ đề “Ka găng giông mạ” (sum vầy), chúng tôi mong muốn sẽ tạo được cho du khách cảm hứng về mâm cơm dân dã, đời thường, để sau mỗi thời gian làm việc mệt mỏi, các thành viên trong gia đình cùng tề tự, sum họp quanh mâm cơm và thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc”. Chị Thu cho biết thêm.

Chia sẻ về lý do chọn hoa sen làm chủ đạo cho mâm cơm tham gia hội thi, chị Lò Thị Định, một thành viên của đội thi đến từ bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên cho biết: Sen ngoài là biểu tượng của U Va, không chỉ dùng để trang trí mà củ sen còn được dùng nguyên liệu tại nên những món ăn tốt cho sức khỏe. Mong muốn của đội thi chính là tận dụng chính biểu tượng đẹp đẽ từ bông hoa sen của bản U Va để sáng tạo những mâm cơm đủ đầy cả về hình thức và chất lượng, tốt cho sức khỏe.

Hoa sen được lựa chọn làm chủ đạo cho mâm cơm dự thi của bản U Va
Hoa sen được lựa chọn làm chủ đạo cho mâm cơm dự thi của bản U Va

Còn với chị chị Thùng Thị Thủy Tiên, đây là lần đầu tiên mà đội thi của dân tộc Thái đến từ bản Nà Sự, xã Nà Chưa, huyện Nậm Pồ đến với Hội thi. Do đó, đội thi đã chọn thịt ngỗng - một món ăn được chính người dân nơi đây chăn nuôi chính là nguyên liệu chủ đạo tạo nên chủ đề “Nà Sự - Sắc và Vị" cho mâm cơm. “Ngoài mong muốn lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc, chúng tôi mong muốn Hội thi sẽ là cầu nối để nhiều quảng bá khu du lịch bản Nà Sự, đồng thời khuyến khích người dân tiếp tục chăn nuôi gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người dân và du khách”, chị Tiên cho biết thêm.

Thịt ngỗng được lựa chọn là nguyên liệu chủ đạo tạo mâm cơm “Nà Sự - Sắc và Vị"
Thịt ngỗng được lựa chọn là nguyên liệu chủ đạo tạo mâm cơm “Nà Sự - Sắc và Vị"

Bà Vũ Thị Hạnh, một trong những thành viên Ban Giám khảo của Hội thi cho biết: Hội thi năm nay thi hút sự tham gia đông đảo của các đội thi. Chất lượng món ăn cũng được đảm bảo ngay từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình nấu nướng, chế biến. Tiêu chuẩn chấm điểm ngoài việc các món ăn được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương, kỹ thuật trình bày, vấn đề vệ sinh trong quá trình nấu nướng, thì quan trọng hơn là ý nghĩa của từng mâm cơm mà các đội thi mang đến. Qua đó, Hội thi mong muốn quảng bá sâu rộng những món ăn truyền thống của địa phương, tạo điểm nhấn độc đáo Lễ hội hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII.

Ban Giám khảo của Hội thi sẽ trực tiếp lắng nghe thuyết trình và đưa ra kết quả cuối cùng vào 15h chiều ngày 12/3
Ban Giám khảo của Hội thi sẽ trực tiếp lắng nghe thuyết trình và đưa ra kết quả cuối cùng vào 15h chiều ngày 12/3

Bà Hạnh cũng cho biết, sau quá trình nghe thuyết trình về từng mâm cơm, Ban Giám khảo sẽ trực tiếp thưởng thức, đánh giá và đưa ra kết quả cuộc thi vào 15h chiều ngày 12/3.

Một số hình ảnh tại Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Du khách cùng thưởng thức các món ăn mà các đội thi mang đến Hội thi
Du khách cùng thưởng thức các món ăn mà các đội thi mang đến Hội thi
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Các đội thi tham gia thuyết trình về mâm cơm tham gia Hội thi
Các đội thi tham gia thuyết trình về mâm cơm tham gia Hội thi