Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Nữ Bí thư Chi bộ người Ca Dong “hai giỏi” ở Trà Bui

Hồng Phúc - Văn Sơn - 10:45, 10/11/2023

Chị là Nguyễn Thị Hà - nữ Bí thư chi bộ thôn 5 (xã Trà Bui), huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), được cấp trên tin tưởng, Nhân dân yêu mến ghi nhận là người phụ nữ " hai giỏi". Từ ngày chị nhận nhiệm vụ là Bí thư Chi bộ, thôn 5 đã đổi thay từng ngày...

Với tinh thần trách nhiệm trong công việc, tận tụy giúp đỡ người dân, chị Nguyễn Thị Hà - Bí thư chi bộ thôn 5 được cấp trên tin tưởng, Nhân dân yêu mến.
Với tinh thần trách nhiệm trong công việc, tận tụy giúp đỡ người dân, chị Nguyễn Thị Hà - Bí thư chi bộ thôn 5 được cấp trên tin tưởng, Nhân dân yêu mến.

Chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1990) sinh ra và lớn lên ở làng Lía (thôn 2), xã Trà Bui; huyện Bắc Trà My. Là chị cả trong nhà nên rất vất vả, vừa đi học, vừa lao động giúp đỡ gia đình. 

Là một trong số ít phụ nữ ở thôn 5 có trình độ văn hóa khá, nên chị Hà rất tích cực tham gia các phong trào hoạt động cộng đồng ở thôn; đặc biệt tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình. Năm 2015, chị Hà được Chi bộ thôn 5 kết nạp vào Đảng, năm 2017, chị  được tín nhiệm bầu giữ chức phó Bí thư chi bộ thôn. Tháng 10/2019, chị Hà được các đảng viên, Chi bộ tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn 5 từ đó đến nay.

Đảm nhiệm công việc của Chi bộ, chị Hà nhận thức rõ muốn thôn phát triển, mỗi đảng viên, cán bộ phải làm gương, tiên phong trên các lĩnh vực, nhất là trong phát triển kinh tế hiệu quả thì bà con mới tin tưởng, làm theo. Theo đó, năm 2017, vợ chồng chị Hà mạnh dạn vay 60 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Trà My để làm  mô hình chăn nuôi lợn đen.

Khi kinh tế gia đình ổn định, chị Hà đã tận tình hướng dẫn cách làm ăn mới cho bà con. Chị Hà cho biết: Tính đến tháng 5/2023, thôn 5 có tổng số  251 hộ, với khoảng 1.145 nhân khẩu; có 2 thành phần DTTS cùng sinh sống, được phân chia thành 2 tổ: Tổ 1 là đồng bào Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ đăng), chiếm 49%, và Tổ 2 là đồng bào Mơ Nâm, chiếm 51%. 

"Thời gian đầu đảm nhận chức Bí thư chi bộ thôn, tôi lo lắm, nhưng cái bụng nghĩ sao mình làm vậy, mình phải công bằng, phải làm gương. Đây là thôn tái định cư của vùng lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 vào những năm 2010, có lợi thế là diện tích đất sản xuất nông nghiệp rộng lớn trồng các loại cây sắn, lúa nước, cây keo lá tràm, bời lời. Tuy nhiên, thói quen canh tác truyền thống làm cho đời sống của bà con vẫn còn khó khăn. Để  gần gũi hơn với bà con, tôi đã tìm đến học hỏi, tranh thủ ý kiến từ những già làng, Người có uy tín để hiểu thêm về phong tục tập quán mà vận dụng, ứng xử với bà con trong thôn", chị Hà chia sẻ.

Theo chị Hà, trong mỗi cuộc họp, Chi bộ thường kết hợp cùng 2 Tổ trong thôn để lồng ghép các nội dung tuyên truyền bằng hai thứ tiếng Ca Dong và Mơ Nâm để phổ biến cho bà con hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chi bộ cùng cán bộ ở 2 tổ tuyên truyền, vận động huy động sức dân làm cổng chào, giữ vệ sinh môi trường, xây dựng Nhà văn hóa thôn khang trang, rộng rãi làm nơi hội họp, tạo sân chơi cho trẻ em trong thôn; thực hiện quy ước “3 không”: Không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới.

Nhắc đến Bí thư Chi bộ thôn 5, ông Nguyễn Hồng Đoàn, Người có uy tín thôn 5 cho biết, bà con ở địa phương đều khen và đánh giá cháu Hà là phụ nữ 'hai giỏi ", vừa giỏi việc nhà, vừa giỏi việc xã hội. Từ ngày cháu Hà đảm nhận Bí thư chi bộ, cuộc sống dân làng thay đổi hẳn, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao sôi nổi, tình hình an ninh, trật tự được ổn định, cuộc sống của bà con dân làng được bình yên. Nhờ cháu Hà mà trẻ con, thanh niên tích cực học cái chữ, đi học đều, tình trạng bỏ học giảm hẳn.

Những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của thôn liên tục giảm qua các năm, đến hết năm 2022, toàn thôn đã giảm 4,2% số hộ nghèo (giảm còn 16,28%). Hầu hết các tuyến đường giao thông trong thôn là đường bê tông; trên 98% số hộ đồng bào Ca Dong và Mơ Nâm được sử dụng điện lưới quốc gia; cả thôn có 85% số hộ được công nhận gia đình văn hóa.

Các tuyến đường trong thôn 5 đã được bê tông hoá rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Các tuyến đường trong thôn 5 đã được bê tông hóa rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân

Từ khi địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, chị được tham gia các lớp tập huấn của Chương trình, từ đó chị có thêm thông tin, nắm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước, chị đã tích cực vận động người dân tham gia ủng hộ Chương trình, tích cực cùng chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các tiểu dự án, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Hồ Văn Tiến - Bí thư Đảng uỷ xã Trà Bui, Đảng ủy, chính quyền xã đánh giá rất cao vai trò trách nhiệm, sự tâm huyết của đồng chí  Nguyễn Thị Hà - Bí thư Chi bộ thôn 5. Là người đứng đầu Chi bộ, đồng chí Hà đã  tập hợp được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động của thôn xóm; chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng được nâng lên; Chi ủy chi bộ luôn đoàn kết, thống nhất, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.