Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Phát triển nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi: Một số giải pháp căn cơ (Bài 4)

Thúy Hồng - 22:42, 21/03/2021

Ngành y tế đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết thực tế này, việc rà soát cơ chế chính sách đã ban hành để điều chỉnh phù hợp, thì ngành y tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương cũng cần chú trọng, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách với các giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới.

Cần có biện pháp và chính sách thu hút, đãi ngộ, cvà biện pháp để thu hút và giữa chân đội ngũ y bác sĩ ở tuyến cơ sở để thể khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay (Ảnh minh họa)
Cần có chính sách thu hút, đãi ngộ để giữa chân đội ngũ y bác sĩ ở tuyến cơ sở (Ảnh minh họa)

Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực sẵn có

Đây là một giải pháp mà tỉnh Vĩnh Phúc- một trong những tỉnh đi đầu trên địa bàn toàn quốc thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ. 

Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc, từ năm 2013 đến nay,  đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ thường xuyên được cử đi học đại học, sau đại học tại các cơ sở đào tạo ở Trung ương và kết hợp đào tạo tại tỉnh. Trung bình mỗi năm, ngành y tế đã tổ chức đào tạo liên tục cho 1.400 cán bộ (tuyến tỉnh 800 cán bộ, tuyến huyện 400 cán bộ, tuyến xã 200 cán bộ), cùng với nhiều lớp đào tạo cho nhân viên y tế thôn, bản. Qua đó, trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ, nhân viên y tế được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác khám, chữa bệnh, giảm được tới 20% tỷ lệ chuyển lên tuyến trên.

Minh chứng như, những ngày đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà, thuộc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên đã có 2 bệnh nhân Covid-19 được điều trị thành công. Đây là 2 trường hợp đầu tiên được điều trị thành công Covid-19 tại cơ sở y tế tuyến huyện.

Tương tự, tại Sơn La, ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn, Bác sỹ Lê Thái Hà, Giám đốc bệnh viện cho biết: Bệnh viện đã ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề, đủ khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại, thực hiện thành công nhiều ca bệnh khó mà trước đây phải chuyển tuyến trên, giúp bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay từ tuyến đầu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn, đã tiếp nhận thành công công nghệ phẫu thuật nội soi lấy sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, tán sỏi thận qua da, nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi nội soi niệu quản, nội soi cắt phì đại u tuyền liệt tuyến, thực hiện 2 kỹ thuật chụp Xquang và Điện tim tại 3 phòng khám ĐKKV...

Trong điều kiện tuyển dụng nguồn nhân lực y bác sỹ còn gặp nhiều khó khăn nhất là với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, rõ ràng, việc các địa phương tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sỹ hiện có, là một trong nhiều giải pháp khả thi.

Điều chỉnh chính sách từ thực tiễn

Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ, để tăng cường nguồn nhân lực y tế ở cơ sở, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi, việc tổng rà soát thực trạng nguồn nhân lực toàn ngành, là cơ sở đề ra giải pháp căn cơ, đồng bộ, hiệu quả về chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Cần chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực sẵn có- Ảnh tư liệu
Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực sẵn có là một trong những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở- Ảnh tư liệu

Được biết, hiện nay, Bộ Y tế đang triển xây dựng Đề án Đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025. TS. Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cho biết: Ngày 16/12/2020, Bộ Y tế đã có công văn số 7039/BYT-K2ĐT gửi 51 tỉnh/thành có huyện, xã khó khăn để xác định nhu cầu nhân lực y tế để làm căn cứ để đề xuất Đề án.

Theo ông Tác, đề án được xây dựng theo nguyên tắc: thiếu cán bộ y tế gì, trình độ gì thì cung cấp đúng nhu cầu đó. Nếu Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ giúp ngành y có đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở đầy đủ hơn. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả Đề án, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế phải căn cơ, đồng bộ và phù hợp tình hình mới.

Nhìn nhận về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cũng cho rằng, việc đãi ngộ y tế cơ sở của chúng ta vẫn còn thấp, chưa đủ sức để động viên, phát triển mạnh, chuyên sâu nguồn nhân lực y tế cơ sở. Tỷ lệ bác sĩ trên bình quân đầu người của chúng ta so với thế giới vẫn còn thấp, cho nên phải tiếp tục có những trường đại học y có chất lượng cao để đào tạo, kịp thời bổ sung đội ngũ bác sĩ trong thời gian tới. 

Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn mạng lưới y tế, tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế, để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

Trong khi chờ đợi một sự thay đổi về cơ chế, chính sách vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, thì giải pháp mà ngành y tế, các địa phương có thể thực hiện được là có các biện pháp và chính sách khả thi hơn để thu hút và giữ chân đội ngũ y bác sĩ. 

Nhìn từ thực tế, chính sách thu hút nói chung và ngay cả chính sách riêng của các địa phương vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa giải quyết hài hòa quyền lợi giữa đội ngũ bác sĩ đang làm việc đã có cống hiến lâu dài với đội ngũ bác sĩ trẻ mới ra trường thu hút về. Nhất là môi trường làm việc, cách thức quản lý có mặt còn hạn chế nên chưa phát huy được hết khả năng, sở trường và tâm huyết gắn bó lâu dài của đội ngũ y, bác sĩ với địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.