Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng Nam: Đến năm 2024, cơ bản xóa nhà tạm trên địa bàn tỉnh

T.Nhân - 13:25, 19/07/2023

Xóa nhà tạm là một trong những chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính lâu dài, ổn định và cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoan 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đề án giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Quảng Nam đặt ra mục tiêu hỗ trợ cho 8.179 hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2024, cơ bản xóa nhà tạm trên địa bàn các huyện nghèo theo Chỉ thị số 25-CT/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xóa nhà tạm trên địa bàn của tỉnh.

Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ không còn nhà tạm trên địa bàn tỉnh. (Ảnh minh họa)
Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ không còn nhà tạm trên địa bàn tỉnh. (Ảnh minh họa)

Tổng số vốn cần để thực hiện Đề án là 423,45 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 282,3 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 42,345 tỷ đồng; vốn huy động khác: huy động từ nguồn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và huy động khác (từ cộng đồng, dòng họ và chính bản thân hộ gia đình được hỗ trợ): 98,805 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh đã bố trí 385 tỷ đồng cho 9 huyện miền núi, trong đó có huyện Tây Giang và Nam Giang có các xã biên giới. Kết quả có 6.917 hộ dân đã được hỗ trợ sắp xếp di dời chỗ ở, 67 hộ thực hiện di dời chỉnh trang tại chỗ do có chia sẻ đất với hộ mới đến.

UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, phân loại nhà chưa đạt chuẩn, nhà tạm toàn tỉnh để thống kê, xây dựng lộ trình cụ thể xóa nhà tạm và bảo đảm không tái phát sinh nhà tạm từ các nhà chưa đạt chuẩn; tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện công tác xóa nhà tạm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi xã hội hóa các nguồn lực đầu tư và vận động người dân trong việc sửa chữa, xây mới nhà ở để đảm bảo nhà ở đạt chuẩn và an toàn.

Việc tổ chức thực hiện phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, tổ chức phân loại chính xác đối tượng cần hỗ trợ. Quán triệt phương châm đa dạng hóa hình thức xây dựng, sửa chữa nhà ở, linh hoạt sử dụng các nguyên, vật liệu và nhân công tại chỗ hiện có. Động viên, khích lệ sự cố gắng vươn lên của bản thân hộ nghèo và sự tham gia tích cực của cộng đồng để giải quyết vấn đề nhà ở.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.