Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Sơn La: Tổ chức lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu cho hơn 100 học viên

T.Hợp - 09:25, 06/11/2023

Đồng bào La Ha là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống ở tỉnh Sơn La. Trước nguy cơ tiếng nói và chữ viết của dân tộc La Ha đang dần bị mai một, vừa qua, tại huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức khai mạc 2 lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu cho hơn 100 học viên dân tộc La Ha tại xã Mường Sại và Nặm Ét.

Lớp học tiếng dân tộc La Ha tại xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai.
Lớp học tiếng dân tộc La Ha tại xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai.

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.

Tại huyện Quỳnh Nhai mới đây vừa tổ chức khai mạc 2 lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu cho hơn 100 học viên dân tộc La Ha tại xã Mường Sại và Nặm Ét. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện tiểu dự án 1 về “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Một buổi sinh hoạt văn nghệ của đồng bào dân tộc La Ha, bản Kẻ, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La).
Một buổi sinh hoạt văn nghệ của đồng bào dân tộc La Ha, bản Kẻ, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La).

Thông qua 21 ngày học tập, các học viên đã được các nghệ nhân ưu tú dân tộc La Ha truyền dạy theo hình thức truyền khẩu về ngôn ngữ dân tộc La Ha theo từng chuyên đề, như: Giao tiếp trong sinh hoạt thường ngày; văn hóa giao tiếp trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân tộc; giới thiệu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc La Ha, các tín ngưỡng dân gian, sinh kế của đồng bào…

Việc tổ chức lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu đã giúp đồng bào La Ha học được ngôn ngữ của dân tộc mình, phát huy vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn, gìn giữ văn hóa cội nguồn dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.