Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Sức sống mới ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận

Minh Thu - 06:26, 23/12/2023

Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các DTTS ở tỉnh Bình Thuận đã có những thay đổi rõ rệt. Nguồn ngân sách năm 2023 đã được tỉnh triển khai đến các địa phương và thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, tỷ lệ giải ngân đạt cao.

Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ đem đến nguồn thu nhập tốt cho đồng bào DTTS ở huyện Bắc Bình
Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ đem đến nguồn thu nhập tốt cho đồng bào DTTS ở huyện Bắc Bình

Hỗ trợ đồng bào phát triển theo chuỗi giá trị

Huyện Bắc Bình hiện có 17 DTTS cùng sinh sống tập trung tại 4 xã miền núi và 5 xã đồng bằng, 4 thôn ghép. Phần lớn đồng bào DTTS sinh sống bằng nghề nông, một số ít kinh doanh nhỏ lẻ, dịch vụ. Chính quyền địa phương luôn chú trọng đến việc hỗ trợ cho bà con DTTS vay vốn phát triển kinh tế, đồng thời tập trung quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Gia đình anh Lầu A Ân, ngụ xã Phan Lâm có hơn 3ha đất tại khu vực đập Ó Chay. Trước đây, gia đình anh trồng chủ yếu các loại cây điều, tiêu và xen canh một số cây trồng khác nhưng năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Được sự hỗ trợ và tư vấn của chính quyền địa phương, gia đình anh đã chuyển toàn bộ diện tích sang trồng giống chuối già Nam Mỹ. Chuối là loài cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm bón, nhu cầu thị trường lại nhiều. Sau khi chuyển đổi sang trồng chuối già Nam Mỹ, mỗi ha chuối cho năng suất từ 45 - 50 tấn, mỗi kg chuối có giá dao động từ 6.000 -12.000 đồng. Gia đình anh Ân đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu mỗi năm nhờ chuyển đổi cây trồng.

Toàn xã Phan Lâm hiện có hơn 20ha chuối già Nam Mỹ. Thời gian gần đây, các thương lái còn đến mua chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên để việc chuối ở Phan Lâm có thể xuất khẩu có hiệu quả cần phải phụ thuộc nhiều yếu tố như nhà vườn tuân thủ các quy chuẩn, sự hiểu biết thị trường và hợp đồng với doanh nghiệp về đầu ra sản phẩm… Thời gian tới nếu chuối già Nam Mỹ ở Phan Lâm có thể xuất khẩu thường xuyên sẽ là điều đáng mừng cho đời sống kinh tế của đồng bào DTTS nơi đây.

Tận dụng lợi thế về tự nhiên có hệ thống kênh mương phong phú lại thêm sự hướng dẫn, tư vấn của chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở miền núi Phan Lâm không chỉ tập trung trồng một loại cây để tránh tình trạng phụ thuộc, thay vào đó có thể đa dạng nguồn cung cho thị trường. Một số hộ gia đình lựa chọn các loại cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm bón và cho thu nhập tốt như dừa xiêm, mít đỏ Indonexia.

Đa dạng các mô hình chăn nuôi

Trước đây, người dân ở huyện Bắc Bình đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ, phương thức chăn nuôi mang tính tự phát. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, người dân chưa biết trồng cỏ hay dự trữ, chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, do thiếu kiến thức, gia súc, gia cầm không được phòng bệnh đầy đủ, khi dịch bệnh xảy ra thường ảnh hưởng đến cả đàn.

Chính quyền địa phương đã hỗ trợ để đồng bào DTTS trên địa bàn huyện chuyển đổi mô hình chăn nuôi như chuyển từ nuôi bò thả rông sang trang trại kết hợp đồng cỏ và dự trữ, chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Một số mô hình chăn nuôi gà - vịt chuồng lạnh khép kín, mô hình nuôi gà sinh học gắn với đệm lót sinh học… cũng được bà con lựa chọn.

Nhờ chuyển đổi có hiệu quả, đến nay toàn huyện đã có 2 trang trại chăn nuôi sản lượng cao với hơn 2.5000 con bò và 6 trang trại nuôi heo lấy thịt với hơn 34.000 con/lứa, ngoài ra còn có khoảng 3.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm rải rác ở các xã, thị trấn.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chăn nuôi của đồng bào DTTS, huyện Bắc Bình đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hội thảo… Bà con khi tham gia các buổi tập huấn, hội thảo không chỉ có thêm kiến thức về chăn nuôi mà còn biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. Từ năm 2016 đến nay, huyện Bắc Bình đã đào tạo nghề cho 2.197 người và giải quyết được 2.007 lao động có việc làm.

Người dân Bình Thuận thu hoạch thanh long (ảnh minh họa)
Người dân Bình Thuận thu hoạch thanh long (ảnh minh họa)

Cùng với việc thay đổi mô hình sản xuất để giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững, thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Bắc Bình đã hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhà ở để an cư lạc nghiệp. Như gia đình chị Đặng Thị Minh Lý, xã Phan Thanh có đông nhân khẩu, lại là hộ nghèo của xã, thu nhập của cả gia đình không đủ ăn đủ mặc. Được sự hỗ trợ của chính quyền và các cấp các ngành, gia đình chị đã có ngôi nhà mới chắc chắn, rộng rãi. Từ đây gia đình chị có thể yên tâm hơn để lao động sản xuất, tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: Việc thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án trong Chương trình MTQG 1719 sẽ được Ban Dân tộc tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan và UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình để đảm bảo tỷ lệ giải ngân nguồn vốn được giao. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh ngày một phát triển.



Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.