Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh: Đột phá từ những chính sách dân tộc đặc thù

Thiên Đức - 16:32, 28/10/2020

So với các địa phương vùng miền núi, cộng đồng DTTS ở TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm khác biệt. Do đó, Cơ quan công tác Dân tộc của Thành phố đã tham mưu cho các cấp, ngành áp dụng nhiều chính sách dân tộc đặc thù, từ đó mang lại những kết quả có tính đột phá.

Khám, chữa bệnh miễn phí cho người DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Tân Bình.
Khám, chữa bệnh miễn phí cho người DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Tân Bình.

Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 52 DTTS sinh sống với 468.147 nhân khẩu, chiếm 5,2% dân số. Trong đó, có 3 dân tộc chiếm số đông là dân tộc Hoa với 382.825 người (chiếm 81,77% tổng số DTTS), dân tộc Khmer 50.442 người (10,77%) và dân tộc Chăm 10.499 người (2,24%)… Các DTTS sống đan xen rải rác ở khắp các quận, huyện của Thành phố.

Do có những đặc thù riêng, nên chính sách dân tộc của Trung ương đôi khi khó áp dụng được tại TP. Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, Ban Dân tộc Thành phố đã kịp thời tham mưu cho Thành ủy và UBND Thành phố áp dụng chính sách đặc thù huy động mọi nguồn lực đầu tư để chăm lo cho đồng bào.

Bên cạnh một số chính sách phù hợp từ Trung ương, Ban Dân tộc Thành phố đã tham mưu nhiều chính sách dân tộc đặc thù. Tiêu biểu như, hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người DTTS giai đoạn 2016 - 2020; hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2014 - 2020 học tập tại các cơ sở giáo dục đại học; miễn học phí cho học sinh dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn Thành phố từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2019 - 2020; đào tạo nghề, tạo việc làm cho người DTTS trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách này, ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh cho biết, thông qua việc ban hành các chính sách đặc thù, công tác dân tộc trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Từ năm học 2014 đến nay đã có 8.057 học sinh DTTS được miễn học phí với tổng số tiền là gần 8 tỷ đồng; gần 855 sinh viên người DTTS được hỗ trợ gần 4 tỷ đồng; 8 học viên cao học, nghiên cứu sinh được hỗ trợ hơn 62 triệu đồng…

Ngoài ra, Ban Dân tộc Thành phố còn tham mưu cho UBND Thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ 0,5 lần mức lương tối thiểu cho 400 giáo viên người DTTS dạy tiếng dân tộc nhằm bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS (không thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo) đang dạy tiếng dân tộc tại cơ sở từ năm 2011 - 2019 với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 2,54 tỷ đồng; tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao kiến thức về công tác dân tộc cho gần 1.000 lượt cán bộ, công chức; xây dựng và tổ chức đào tạo bồi dưỡng gần 7.000 cán bộ nòng cốt làm công tác dân tộc tại cơ sở.

Từ năm 2014 đến nay, Sở Văn hóa - Thể thao cùng Ban Dân tộc phối hợp xây dựng thêm các cơ sở để đồng bào DTTS sinh hoạt văn hóa và thể dục thể thao. Cụ thể trên địa bàn có 24 Trung tâm Văn hóa, 22 Trung tâm Thể dục thể thao, 22 điểm sinh hoạt văn hóa và hàng trăm các Câu lạc bộ Văn hóa thể thao cấp phường, xã, các khu phố, ấp.

Với những thành tích trên, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã được UBND Thành phố đánh giá, công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục từ năm 2014 - 2018. Ban Dân tộc Thành phố cũng đã được Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.